Đau xương cụt là tình trạng rất thường hay gặp phải ở phụ nữ do quá trình sinh con cũng như các yếu tố khác. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh diễn biến thành mạn tính và gây khó khăn rất nhiều cho cuộc sống của bạn.
Có rất nhiều yếu tố góp phần gây đau xương cụt. Bạn cần tìm hiểu rõ để có biện pháp phòng ngừa và bảo vệ cơ quan này.
Nguyên nhân gây đau xương cụt
Vận động quá mức làm gia tăng áp lực lên khớp cùng cụt và trên xương cụt. Các cơ sàn chậu bám vào xương cụt chuyển động quá nhiều. Điều này có thể dẫn đến đau xương cụt và xương chậu.
Thực tế cho thấy, xương cụt ít chuyển động có thể khiến cơ quan này nhô ra ngoài khi bạn ngồi, làm tăng áp lực lên xương cũng như khớp cùng chậu. Nó cũng dẫn đến căng cơ vùng chậu.
Một nguyên nhân hiếm gặp khác là, một phần khớp cùng chậu bị trật ra trước hoặc sau xương cụt, dẫn đến đau xương cụt.
Đau xương cụt còn xuất phát từ nguyên nhân chấn thương xương cụt tại chỗ. Té dập xương cụt dẫn đến viêm dây chằng và chấn thương của xương cụt hoặc khớp cùng chậu. Hậu quả của chấn thương xương cụt là tình trạng bầm tím, cũng có thể dẫn đến trật khớp hoặc gãy mặt trước hoặc sau xương cụt.
Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy đau xương cụt nếu bạn thực hiện những hoạt động làm tăng áp lực lên xương cụt liên tục. Những hoạt động này bao gồm cưỡi ngựa, ngồi lâu trên bề mặt cứng.
Đau xương cụt xuất hiện do những nguyên nhân này thường không kéo dài mãi mãi. Tuy nhiên, hệ quả của việc không kiểm soát các triệu chứng thích hợp là những cơn đau mạn tính sau này.
Sinh con cũng là một trong những yếu tố làm đau xương cụt. Trong suốt quá trình sinh nở, đầu của em bé đi qua đỉnh của xương cụt. Áp lực đè lên xương cụt có nguy cơ cao dẫn đến chấn thương xương cụt. Mặc dù không phổ biến, áp lực này có thể gây nên nứt xương cụt.
Khối u hoặc nhiễm trùng là một trong số các nguyên nhân hiếm gặp gây đau xương cụt. Chúng có khả năng làm tăng áp lực lên xương cụt, gây ra những cơn đau dai dẳng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau xương cụt
Béo phì
Những người thừa cân thường gặp khó khăn trong việc xoay xương chậu, bao gồm chuyển động của xương cụt. Cân nặng dư thừa góp phần làm tăng áp lực liên tục lên xương cụt và khả năng bị đau xương chậu.
Giới tính
Phụ nữ thường có xu hướng bị đau xương chậu lẫn xương cụt nhiều hơn nam giới vì họ có góc chậu lớn hơn và nguy cơ bị chấn thương khi sinh con.
Đối phó với cơn đau ở xương cụt
Nếu cơn đau trở nặng, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và có được phương pháp điều trị hiệu quả. Dựa trên tình trạng bệnh lý và cơ địa của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (còn được gọi là NSAIDs) để giảm đau và viêm, sau đó là các liệu pháp điều trị thích hợp dựa trên nhu cầu của bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh hoặc bệnh lý đi kèm trước khi sử dụng thuốc NSAIDs nhé.