backup og meta

Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau: Liệu bạn đã hiểu rõ?

Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau: Liệu bạn đã hiểu rõ?

Thuốc giảm đau được xem là lựa chọn của nhiều người khi cơn đau xuất hiện. Hiểu rõ cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau sẽ giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ xảy ra và có thể sử dụng thuốc hiệu quả.

Đau là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải một vấn đề về sức khỏe nào đó. Khi cơn đau vượt qua ngưỡng chịu đựng, việc sử dụng thuốc giảm đau sẽ giúp làm dịu cơn đau và giảm bớt khó chịu. Thế nhưng, cơ chế của thuốc giảm đau là như thế nào? Vì sao uống thuốc giảm đau lại có tác dụng giảm đau tạm thời?

Cơ chế hoạt động của một số loại thuốc giảm đau phổ biến

cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau

Cơ chế tác dụng của thuốc giảm đau nhóm opioid

Loại thuốc giảm đau đầu tiên là thuốc opioid như morphinecodeine. Cơn đau nặng sẽ biến mất dưới tác dụng của những loại thuốc này. Vậy cơ chế tác dụng của thuốc giảm đau này là như thế nào? Các loại thuốc giảm đau nhóm Opioid sẽ cản trở và ngăn chặn các tín hiệu đau vào não, làm thay đổi cảm giác đau.

Điều này có nghĩa là cơn đau không thực sự bị loại bỏ mà thay vào đó, cảm giác đau giảm bớt là do tác dụng làm thay đổi nhận thức của người dùng về cơn đau. Có thể nói, vai trò của thuốc giảm đau nhóm Opioid cũng giống như một người bạn vui vẻ, khiến bạn xao nhãng và tạm thời quên đi vấn đề mình gặp phải.

Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau aspirin

Aspirin là một loại thuốc giảm đau không kê toa rất thông dụng trong việc chữa đau đầu hoặc đau lưng. Aspirin còn được gọi là axit acetylsalicylic. Loại thuốc này đã được sử dụng trong một thời gian dài nhưng cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau Aspirin như thế nào vẫn còn là một bí ẩn cho đến đầu những năm 1970. Thuốc aspirin không giống với ma túy vì chúng thực sự xác định được vị trí, tiếp cận nguồn gốc cơn đau và chấm dứt cơn đau hiệu quả.

Các tế bào bị tổn thương sẽ tiết ra một lượng lớn enzyme cyclooxygenase-2, có tác dụng sản sinh các prostaglandin, gây ra cảm giác đau và viêm. Aspirin sẽ tiếp cận vị trí xung quanh tế bào thương tổn và ngăn chặn sự sản sinh các prostaglandin. Sự biến mất của các prostaglandin đồng nghĩa với sự biến mất của tín hiệu đau. Do đó, cơn đau sẽ được giảm bớt mặc dù các tế bào vẫn còn bị tổn thương.

Cơ chế tác động của thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol hay còn được gọi acetaminophen. Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhưng cơ chế giảm đau của paracetamol vẫn là một bí ẩn. Một số giả thiết cho rằng paracetamol hoạt động bằng cách ngăn chặn các enzym COX trong não và tủy sống (hệ thần kinh trung ương). Hiện Paracetamol được sử dụng để điều trị đau và hạ sốt. Tuy nhiên, loại thuốc này không có tác dụng giảm viêm.

Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid hoạt động bằng cách ức chế tác động của enzym cyclo-oxygenase (COX), chất tạo ra prostaglandin. Trong quá trình nhiễm trùng, prostaglandin có thể tác động lên vùng dưới đồi, dẫn đến nhiệt độ tăng cao và gây ra cảm giác đau. Do đó, việc NSAID ức chế tác động của enzym COX sẽ làm suy yếu quá trình sản xuất prostaglandin khiến nhiệt độ cơ thể giảm về mức bình thường.

NSAID có thể gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như khó tiêu, buồn, nôn, tiêu chảy, có thể dẫn đến loét dạ dày và chảy máu. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác của loại thuốc giảm đau này có thể bao gồm phát ban, nhạy cảm với ánh sáng, co thắt phế quản, chóng mặt và tiểu ra máu.

Thuốc giảm đau thường được kê đơn như thế nào?

cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau

Ngoài việc hiểu rõ cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau thì việc tìm hiểu về cách sử dụng sao cho đúng cũng hết sức quan trọng. Việc bác sĩ chỉ định bạn dùng loại thuốc giảm đau nào sẽ tùy thuộc vào:

  • Bạn bị đau như thế nào
  • Vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải
  • Mức độ của cơn đau
  • Tác dụng phụ của thuốc

Cụ thể, các loại thuốc giảm đau sẽ được kê trong những tình huống như:

  • Paracetamol thường được sử dụng nếu cơn đau không quá nghiêm trọng và bạn không bị viêm.
  • NSAID thường được kê đơn cho những trường hợp đau và viêm, chẳng hạn như đau khớp (viêm khớp) hoặc cơ (đau lưng). Như đã nói ở trên, loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa nên nó không phù hợp với những người đã hoặc đang bị loét dạ dày.
  • Thuốc giảm đau opioid dạng nhẹ thường được kê đơn trong trường hợp những cơn đau nặng hoặc nếu đã dùng paracetamol hoặc ibuprofen mà không có tác dụng.
  • Thuốc giảm đau opioid mạnh thường được sử dụng để điều trị cơn đau dữ dội, chẳng hạn đau liên quan đến ung thư, đau sau khi phẫu thuật hoặc nếu bạn bị chấn thương nghiêm trọng.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How Do Pain Relievers Work? https://www.hopkinsallchildrens.org/Patients-Families/Health-Library/HealthDocNew/How-Do-Pain-Relievers-Work Ngày truy cập 16/6/2017

How Do Pain Relievers Work? https://www.connecticutchildrens.org/health-library/en/kids/ibupro/ Ngày truy cập 16/6/2017

Pain Relievers Over-the-counter (OTC) and prescription https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/12058-pain-relievers Ngày truy cập 16/6/2017

How do pain relievers work? https://medlicker.com/945-how-do-pain-relievers-work. Ngày truy cập 16/6/2017

How Do Painkillers Find & Kill Pain? http://mentalfloss.com/article/18615/how-do-painkillers-find-kill-pain. Ngày truy cập 16/6/2017

Painkillers https://patient.info/treatment-medication/painkillers Ngày truy cập 16/6/2017

How Do Pain Relievers Work? https://www.connecticutchildrens.org/health-library/en/kids/ibupro/ Ngày truy cập 16/6/2017

See How Painkillers Work in Your Brain https://interestingengineering.com/see-how-painkillers-are-working-in-your-brain-and-body Ngày truy cập 16/6/2017

Phiên bản hiện tại

03/06/2022

Tác giả: Hoàng Hiệp

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - VIÊM VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM | Hello Bacsi x SANOFI

Hello Bacsi | New Office Introduction


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 03/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo