backup og meta

Top 8 cách trị đầy bụng khó tiêu hiệu quả và nhanh chóng

Top 8 cách trị đầy bụng khó tiêu hiệu  quả và nhanh chóng

Đầy bụng khó tiêu không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng nó khiến bạn cực kỳ khó chịu. Cách trị đầy bụng khó tiêu hiệu quả mà đơn giản nhất chính là thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, bao gồm cả chế độ ăn uống.

Tình trạng bị đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu thường xuyên gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của bạn? Bạn chưa biết bị đầy bụng khó tiêu nên làm gì mới tốt? Hãy để Hello Bacsi giúp bạn bỏ túi 7 cách chữa đầy bụng không cần dùng thuốc nhé.

1. Trị đầy bụng, khó tiêu bằng cách chườm ấm

Nhiều người thường thắc mắc ăn không tiêu nên làm gì hay cách chữa đầy bụng khó tiêu là làm gì? Theo nhiều người chia sẻ, khi bị đầy bụng khó tiêu do ăn phải thức ăn dầu mỡ, hay do bệnh viêm dạ dày, việc dùng một miếng gạc ấm hoặc khăn ấm đặt ở vùng bụng trên rốn hoặc xoa nhẹ quanh bụng có thể giúp xoa dịu hiệu quả tình trạng này. Việc dùng túi chườm nhiệt cũng có công dụng tương tự. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không để nước nóng tiếp xúc trực tiếp với da để tránh bị bỏng.

Khi bị táo bón, bạn sẽ có cảm giác thỉnh thoảng đau bụng và đầy bụng, chướng hơi. Bạn có thể dùng cách chườm ấm tương tự như trên: chườm khăn ấm hoặc túi chườm nhiệt xoa quanh vùng bụng theo chiều kim đồng hồ nhằm giúp mát xa điều hòa nhu động ruột. Ngoài ra trong trường hợp không có túi chườm nhiệt, bạn có thể tắm nước ấm pha muối Epsom cũng là một cách hết đau bụng rất hiệu quả.

2. Ăn không tiêu nên làm gì? Uống baking soda

Bị khó tiêu nên uống gì hay mẹo chữa đầy bụng khó tiêu là nên làm gì? Baking soda có khả năng chữa đầy bụng khó tiêu nhờ thành phần chính natri hiđrocacbonat (natri bicacbonat). Hoạt chất này có chức năng trung hòa axit dạ dày và làm giảm các triệu chứng ợ nóng trong một khoảng thời gian.

Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu bằng baking soda là hòa tan 1/4 muỗng canh baking soda trong một cốc nước ấm và uống.

Bạn cần lưu ý rằng sau 2 giờ kể từ lúc uống baking soda, bạn không nên uống thêm bất kỳ loại thuốc nào khác. Bởi vì chất này có thể làm chậm tốc độ hấp thu một số chất của cơ thể, đồng thời thay đổi cơ chế hoạt động của các loại thuốc khác bằng các phản ứng tương tác với chúng hoặc làm tăng tác dụng phụ của thuốc.

3. Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu: Kê cao gối khi nằm

cách chữa đầy bụng khó tiêu
Nguồn: brightside.me

Với một số trường hợp, nằm đầu cao hay kê gối cao khi nằm sẽ mang lại lợi ích tốt, đặc biệt là nếu bạn bị đầy bụng khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản. Một số người có thói quen không nằm gối. Nếu không dùng gối khi nằm, cổ họng và dạ dày sẽ cùng nằm trên một đường thẳng và do đó axit từ dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên, dẫn đến ợ nóng. Vì vậy, Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu trong trường hợp này là bạn nên kê cao gối khi nằm ngủ.

4. Sử dụng nước điện giải ion kiềm

đầy bụng khó tiêu

Có thể bạn đã từng nghe về nước điện giải ion kiềm, đây là loại nước được lọc sạch sau đó được điện phân để có độ pH từ 8.5 đến 9.5 – mức khuyên dùng để uống. Một vài nghiên cứu đã cho thấy nước điện giải ion kiềm có thể đem đến một số lợi ích cho hệ tiêu hóa như:

  • Một nghiên cứu năm 2012 cho rằng uống nước ion kiềm có gas tự nhiên với độ pH 8,8 có thể giúp giảm hoạt động của pepsin – một loại enzyme chính gây ra trào ngược dạ dày.
  • Năm 2018, một số nhà nghiên cứu tại Nhật Bản đã tiến hành một khảo sát nhỏ (60 người tham gia) đã cho biết rằng nước điện giải ion kiềm có thể giúp bài tiết dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nước ion hóa chuẩn độ pH còn có thể hỗ trợ bạn:

  • Nấu nướng, ăn uống: Nước ion kiềm độ pH 9-9.5 có khả năng thẩm thấu vào thực phẩm tốt hơn các loại nước khác. Không chỉ vậy, nước ion kiềm còn có tác dụng giúp làm mềm thực phẩm, chiết xuất hương vị và giảm vị chát trong một số loại rau, giúp món ăn thơm ngon hơn.
  • Chăm sóc sắc đẹp: Nước ion axit pH 5.5 với độ pH tương tự với da được khuyên dùng để rửa mặt là lựa chọn phù hợp và dịu nhẹ cho làn da.

Ngoài ra, nguồn nước được lọc sạch an toàn còn giúp bạn an tâm tận hưởng cuộc sống mà không phải lo lắng mỗi khi dùng nước pha sữa cho con, uống thuốc hay làm sạch nguyên liệu nấu ăn…

5. Cách chữa đầy bụng: Thay đổi thói quen ăn uống theo chế độ BRAT

cách chữa đầy bụng khó tiêu

Chế độ ăn uống BRAT bao gồm chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng. Tất cả những thực phẩm này đều có đặc điểm chung là thanh đạm và dễ tiêu hóa. Đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn chưa biết đầy bụng khó tiêu nên ăn gì hay bị đầy bụng, khó tiêu nên làm gì.

Bạn có thể bắt đầu với một lượng nhỏ nếu không quen và uống nhiều nước. Sau đó, hãy bắt đầu thay đổi khẩu vị bằng cách uống nước hầm gà hoặc ép táo để bổ sung dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày như khoai tây luộc, bột yến mạch, trà thảo dược…

6. Cách trị đầy bụng khó tiêu với thực phẩm giàu chất xơ

Bạn đã bao giờ thắc mắc khi bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì? Theo các chuyên gia tiêu hóa, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng đường ruột. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho tiêu hóa, giúp bạn tránh táo bón (nhưng nếu ăn quá nhiều chất xơ không hòa tan, nhất là người lớn tuổi, sẽ có thể bị tác dụng ngược gây táo bón). Chất xơ không hòa tan như miếng bọt biển có thể hấp thu nước từ lòng ruột, giúp phân mềm và thành khuôn. Ngoài ra ,chất xơ hòa tan như vỏ trái cây hay củ quả: táo, yến mạch, đậu… giúp hỗ trợ tăng lợi khuẩn đường ruột. Các điều này cũng giúp bạn không bị táo bón, thức ăn tiêu hóa dễ, không đầy bụng khó tiêu.

Nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ tuyệt vời nhất là trái cây, rau củ, bánh mì ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt.

7. Cách chữa đầy bụng: Bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn)

Nhiều người thường rỉ tai nhau mẹo chữa đầy bụng khó tiêu là bổ sung lợi khuẩn vào chế độ ăn. Nguyên do là bởi trong đường ruột của mỗi người có hàng tỷ lợi khuẩn (probiotic) giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Vì lý do nào đó như ngộ độc thực phẩm, hay bị bệnh dài ngày mà lợi khuẩn này bị giảm đi nhiều, khiến việc tiêu hóa của bạn khó khăn. Việc bổ sung lợi khuẩn đường uống là một biện pháp hiệu quả giúp bạn giải quyết tình trạng này. Các vi khuẩn này được tạo ra trong quá trình lên men của thực phẩm như sữa chua, thức ăn lên men như kim chi, trà kombucha…. Bổ sung men vi sinh sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời thuyên giảm các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi khó tiêu và tiêu chảy, táo bón.

8. Tập thói quen uống trà thảo mộc để chữa đầy bụng khó tiêu

cách chữa đầy bụng khó tiêu

Mẹo trị khó tiêu, đầy bụng với tiểu hồi hương (thì là), bạc hà, gừng và hoa cúc

Những loại thảo mộc trên rất dễ tìm mua và có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Bạc hà có hữu ích với chứng buồn nôn vì tinh dầu trong lá bác hà có tác dụng như một loại thuốc giảm đau thuần túy. Trong khi đó, tiểu hồi hương lại có tác dụng kích thích tuyến mật.

Mặt khác, gừng thúc đẩy quá trình sản sinh của tuyến nước bọt và hoa cúc có chức năng làm thư giãn cơ bắp bị căng cứng. Do đó, mẹo chữa đầy bụng khó tiêu bằng trà thảo mộc là bạn có thể dùng cả bốn loại thảo dược trên cùng một lúc để giảm thiểu triệu chứng đầy hơi khó tiêu.

Hoa cúc và gừng khô

Nhiều người thường thắc mắc ăn không tiêu nên làm gì? Câu trả lời là bạn có thể uống trà hoa cúc và gừng. 

Hoa cúc được xem là loại thảo mộc kỳ diệu cho sức khỏe nhờ vào công dụng tương tự như ibuprofen hay aspirin. Thảo dược này giúp điều trị tiêu chảy, hội chứng kích thích ruột và đau bụng. Gừng cũng nổi tiếng với đặc tính giảm buồn nôn, làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng và giải phóng các enzyme tiêu hóa. Một nghiên cứu trên 1278 phụ nữ mang thai đã chứng minh rằng gừng có tác dụng làm giảm triệt để các triệu chứng nôn mửa hay buồn nôn. Để hai loại thảo dược này phát huy tối đa công dụng của chúng, thời gian pha trà nên từ 10 phút trở lên.

Hãy nhớ rằng hệ tiêu hóa gặp vấn đề có thể dẫn đến biến chứng của nhiều loại bệnh lý nghiêm trọng khác nhau. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về cách chữa đầy bụng khó tiêu nếu không nhận được kết quả sau một thời gian áp dụng những cách trên.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Indigestion https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/diagnosis-treatment/drc-20352215  Ngày truy cập 11/10/2022

6 Natural Remedies For Heartburn https://selecthealth.org/blog/2017/09/6-natural-remedies-for-heartburn Ngày truy cập 11/10/2022

Bloating https://www.nhs.uk/conditions/bloating/ Ngày truy cập 11/10/2022

Belching, gas and bloating: Tips for reducing them https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/art-20044739 Ngày truy cập 11/10/2022

8 Herbal Teas to Help Reduce Bloating https://www.healthline.com/nutrition/tea-for-bloating#section9 Ngày truy cập 11/10/2022

Phiên bản hiện tại

09/05/2024

Tác giả: Ngọc Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp

Cách phân loại thuốc trị táo bón và thông tin chi tiết từng loại


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 09/05/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo