backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Nhiễm nhựa cây độc

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

Nhiễm nhựa cây độc

Tìm hiểu chung

Nhiễm nhựa cây độc là gì?

Các loại cây độc có thể gây kích ứng da nghiêm trọng (viêm da tiếp xúc). Các phản ứng dị ứng gây ra do nhựa độc có tên urushiol, có ở trong lá, thân và rễ cây. Vùng da bị ảnh hưởng có thể bị khô, đỏ hoặc cháy. Nếu hít phải khói từ việc đốt cháy các cây này có thể ảnh hưởng đến phổi của bạn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của  nhiễm nhựa cây độc ?

Nếu bạn bị dị ứng do nhiễm nhựa cây độc, các triệu chứng chủ yếu là ban đỏ, mụn nước. Những triệu chứng thường kéo dài trong vài ngày hoặc thậm chí hàng tuần. Các triệu chứng khác bao gồm ngứa và đau nhẹ. Bên cạnh đó, bạn có thể khó thở nếu hít khói từ việc đốt cháy các cây độc này.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Ban đỏ lan ra mắt, miệng hoặc cơ quan sinh dục;
  • Da bị sưng phồng;
  • Mụn bị vỡ ra;
  • Sốt cao trên 38ºC.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra nhiễm nhựa cây độc?

Tiếp xúc với bất kỳ phần nào của cây hoặc dầu từ nhựa độc của cây có thể gây dị ứng. Việc tiếp xúc trực tiếp có thể bao gồm chạm vào cây hoặc gián tiếp chạm vào đồ vật dính nhựa. Nhựa độc dính trên quần áo, lông thú và các vật dụng có thể tồn tại trong một thời gian dài và gây phát ban.

Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của nhiễm nhựa cây độc?

Người tiếp xúc với độc tính của cây hoặc chất độc trên da của những người bị viêm khớp sẽ có nguy cơ dị ứng do nhiễm nhựa cây độc. Vấn đề này có thể được ngăn chặn bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nhiễm nhựa cây độc?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiễm độc nhựa cây nếu bạn là:

  • Nông dân;
  • Nhân viên kiểm lâm;
  • Người làm vườn;
  • Lính cứu hỏa;
  • Công nhân xây dựng;
  • Nhân viên lắp đặt cáp hoặc đường dây điện thoại.

Ngoài ra, nếu bạn đi cắm trại, câu cá hay đi du lịch vào vùng lạ, bạn cũng có nguy cơ cao bị nhiễm độc nhựa cây.

Bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu không không có các yếu tố nguy cơ. Những dấu hiệu này chỉ có tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến một bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm nhựa cây độc?

Thông thường, bạn không cần phải đi đến bác sĩ hoặc bệnh viện để được chẩn đoán vì phát ban này sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm da bằng cách quan sát và làm xét nghiệm da.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm nhựa cây độc?

Cách chữa bệnh tốt nhất là tránh nhựa cây độc. Bạn cần tìm hiểu và xác định các loại cây có nhựa độc và tránh tiếp xúc càng nhiều càng tốt. Đeo găng tay, mặc áo dài tay và quần dài khi đi dã ngoại hoặc làm vườn sẽ ngăn chặn tiếp xúc với nhựa độc.

Thông thường, phát ban biến mất trong vòng từ 2 đến 3 tuần. Nếu phát ban tiếp tục lan rộng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc corticosteroid (prednisone). Nếu phát ban hay chỗ phồng rộp bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Ngoài ra, kem chống ngứa da calamine và xà phòng có chứa bột yến mạch có thể làm dịu cảm giác bỏng rát do phồng rộp phát ban. Trong những trường hợp nặng, nếu phát ban lây lan ra mặt hoặc bộ phận sinh dục bác sĩ sẽ tiêm hoặc cho bạn uống steroid để làm giảm triệu chứng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm nhựa cây độc?

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với nhiễm nhựa cây độc:

  • Uống thuốc chống viêm steroid theo toa mỗi ngày. Uống thuốc kháng histamine khi bị ngứa và dừng thuốc khi hết ngứa.
  • Bôi thuốc mỡ steroid và kem cho da khô được lau sạch. Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về liều sử dụng.
  • Sử dụng các biện pháp chống ngứa khi cần thiết, nhưng tránh sử dụng trong giờ đầu tiên sau khi mới bôi kem chống viêm steroid hoặc thuốc mỡ do thuốc cần thời gian ngấm qua da.
  • Gọi cho bác sĩ khi có triệu chứng sốt, nôn mửa, tiêu chảy hoặc phát ban trở nên tệ hơn mặc dù đã điều trị hoặc xuất hiện các phát ban mới.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo