backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Loạn sản khớp háng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 05/10/2020

Loạn sản khớp háng

Hông đóng vai trò quan trọng trong việc chống đỡ phần lớn trọng lượng cơ thể, đồng thời giúp bạn dễ dàng thực hiện các hoạt động thường ngày như đi bộ, lên xuống cầu thang hoặc thậm chí là ngồi. Vì vậy, những vấn đề xảy ra tại bộ phận này, ví dụ như loạn sản xương hông (loạn sản khớp háng) sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

Tìm hiểu chung

Loạn sản khớp háng là gì?

Loạn sản khớp háng (một số người gọi là loạn sản xương hông) là một thuật ngữ y tế liên quan đến tình trạng ổ cối không bao phủ hoàn toàn phần đầu của xương đùi trên. Điều này làm khớp háng bị trật một phần hoặc hoàn toàn. Ngoài ra, bệnh cũng làm cho khớp háng nhanh mòn hơn bình thường.

Hầu hết những người mắc chứng loạn sản khớp háng là do bẩm sinh. Nếu bệnh xảy ra ở người trưởng thành, bác sĩ sẽ xác định là loạn sản khớp háng tiến triển.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng loạn sản khớp háng là gì?

triệu chứng loạn sản khớp háng

Tùy vào độ tuổi của người bệnh mà các triệu chứng có thể khác nhau, chẳng hạn như: 

  • Ở trẻ sơ sinh, bé sẽ có một chân dài hơn chân còn lại. Đối với trẻ lớn hơn, một bên hông của con sẽ ít linh hoạt hơn hoặc trẻ sẽ phải đi khập khiễng.
  • Ở thiếu niên hoặc thanh niên, những dấu hiệu đầu tiên bạn có thể nhận thấy là đau hông hoặc bước đi khập khiễng. Bạn cũng có thể nghe thấy tiếng lách cách hoặc bốp trong khớp, nhưng đây cũng có thể là triệu chứng của các rối loạn khớp háng khác.
  • Bên cạnh đó, bạn sẽ thường thấy đau ở khu vực trước háng khi vận động. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm giác khó chịu ở bên hông hoặc phía sau hông. Ban đầu, cơn đau có thể nhẹ và thỉnh thoảng xảy ra, nhưng theo thời gian nó trở nên dữ dội và thường xuyên hơn.

    Ở những người mắc chứng loạn sản nghiêm trọng, cơn đau có thể khiến họ đi khập khiễng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi khập khiễng nếu có cơ bắp yếu, xương biến dạng hoặc khớp háng không còn linh hoạt. Tuy nhiên, những tình trạng này thường không gây đau như người mắc chứng loạn sản.

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân loạn sản khớp háng là gì?

    Lúc trẻ mới sinh, khớp háng là những sụn mềm. Theo thời gian, những sụn này sẽ cứng dần và thành xương. Đầu xương đùi trên cần phải khớp với ổ cối, nếu không ổ cối sẽ không bao phủ hết đầu xương đùi và trở nên nông.

    Trong tháng cuối cùng của thai kỳ, phần khoảng trống trong bụng mẹ bầu quá ít làm đầu xương đùi của trẻ di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu, gây ra nông ổ cối. Các yếu tố có thể làm giảm không gian trong bụng mẹ bao gồm:

    thai ngôi mông

    Nguy cơ mắc phải

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc loạn sản khớp háng?

    Bệnh thường có xu hướng di truyền và ảnh hưởng đến bé gái nhiều hơn bé trai. Những trẻ sinh ra ở ngôi mông hoặc có dị tật bàn chân sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng loạn sản này cao hơn.

    Chẩn đoán và điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán loạn sản khớp háng?

    chẩn đoán loạn sản khớp háng

    Trong những lần kiểm tra sức khỏe cho trẻ, bác sĩ sẽ kiểm tra vấn đề này bằng cách di chuyển chân của trẻ theo nhiều hướng để biết khớp háng có ở đúng vị trí không.

    Thực tế, các trường hợp loạn sản nhẹ sẽ khó được chẩn đoán và không gây ra vấn đề cho đến khi trẻ trưởng thành.

    Nếu bác sĩ nghi ngờ con bạn bị loạn sản khớp háng, họ sẽ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh, như X-quang hoặc siêu âm.

    Những phương pháp nào giúp điều trị loạn sản khớp háng?

    Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm, bác sĩ sẽ cho trẻ đeo nẹp mềm để cố định khớp háng trong vài tháng. Trẻ trên 6 tháng có thể được băng bột hoặc làm phẫu thuật.

    Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị duy nhất cho trẻ lớn và người trưởng thành. Nếu chứng loạn sản nhẹ, bác sĩ có thể điều trị bằng phẫu thuật nội soi khớp.

    Tuy nhiên, nếu chứng loạn sản nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể phải lấy ổ cối ra khỏi khung chậu và đặt lại để nó khớp với đầu xương đùi. Phẫu thuật này được gọi là cắt xương chậu quanh ổ cối. Ngoài ra, phẫu thuật thay thế có thể được thực hiện nếu khớp háng bị tổn thương nghiêm trọng.

    Loạn sản khớp háng có nguy hiểm không?

    Nếu không điều trị, trong tương lai, vấn đề sức khỏe này có thể làm tổn thương phần sụn mềm xung quanh ổ cối khớp háng. Không những vậy, bệnh cũng làm trẻ dễ bị viêm xương khớp trong tương lai.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 05/10/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo