backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Những thông tin cơ bản về tình trạng hít khói liệu ban đã biết rõ?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 26/04/2021

Những thông tin cơ bản về tình trạng hít khói liệu ban đã biết rõ?

Tình trạng hít khói xảy ra thường xuyên có thể khiến cơ thể bị tổn thương do ngạt (thiếu oxy), bị kích thích hóa học hoặc nhiệt,…. Hiểu về tình trạng này sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Vậy tình trạng hít khói là gì và làm thế nào để điều trị khi bạn lỡ hít phải khói quá nhiều? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu chung

Tình trạng hít khói là gì?

Khi hít các sản phẩm của quá trình đốt cháy trong một vụ cháy, bạn sẽ mắc phải tình trạng hít khói. Quá trình đốt cháy đến từ sự phân hủy nhanh chóng của một chất bởi nhiệt độ cao.

Khói là một hỗn hợp của các hạt nước nóng và các loại khí. Khi một đám cháy xảy ra, chúng ta không thể dự đoán chính xác các thành phần của khói. Nhiều yếu tố như: các sản phẩm được đốt cháy, nhiệt độ của ngọn lửa và lượng oxy cung cấp cho ngọn lửa… tạo ra sự khác biệt trong các loại khói.

Hít khói là lý do hàng đầu gây tử vong vì hỏa hoạn. Nó tạo ra chấn thương nghiêm trọng thông qua một số cơ chế, bao gồm chấn thương nhiệt cho đường hô hấp trên, kích thích hoặc gây tổn thương hóa học đường hô hấp từ bồ hóng, ngạt thở và độc tính từ carbon monoxide (CO) cùng các khí khác như xyanua.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng hít khói?

Các phát hiện trên thăm khám lâm sàng có thể bao gồm những tình trạng sau đây:

  • Bỏng mặt
  • Phồng rộp hoặc phù nề vùng hầu họng
  • Khàn tiếng
  • Thở rít
  • Tổn thương niêm mạc đường thở trên
  • Đờm carbon

Các triệu chứng của tổn thương đường hô hấp dưới bao gồm những yếu tố sau đây:

  • Thở nhanh
  • Khó thở
  • Ho
  • Giảm âm phế bào
  • Thở khò khè
  • Ran
  • Ran ngày
  • Co thắt

Các phát hiện ở những bệnh nhân tiếp xúc với chất gây ngạt có thể bao gồm những yếu tố sau đây:

  • Ức chế hệ thần kinh trung ương, thờ ơ và giảm ý thức
  • Khó chịu, đau đầu nặng vùng thái dương và yếu cơ
  • Hôn mê (gần như luôn luôn do ngộ độc khí CO)
  • Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Bạn nên gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

    • Khàn tiếng
    • Khó thở
    • Khạc đờm
    • Lú lẫn tâm thần

    Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

    Nguyên nhân gây bệnh

    Nguyên nhân nào gây ra tình trạng hít khói?

    Hít phải khói khiến cơ thể bị tổn thương do ngạt (thiếu oxy), kích thích hóa học hoặc nhiệt, ngạt hóa chất hoặc kết hợp.

    Tình trạng ngạt

    • Việc đốt cháy có thể sử dụng oxy gần ngọn lửa và làm bạn tử vong khi không còn đủ oxy để thở
    • Khói có thể bao gồm các sản phẩm không gây hại trực tiếp cho bạn, nhưng làm mất không gian cần thiết cho oxy ví dụ: carbon dioxide

    Các hợp chất kích thích

    • Quá trình cháy có thể là kết quả của sự hình thành các hóa chất gây ra chấn thương trực tiếp khi chúng tiếp xúc với da và niêm mạc. Các chất này phá vỡ niêm mạc đường hô hấp bình thường
    • Sự gián đoạn này có thể gây sưng, tắt đường thở và suy hô hấp

    Hóa chất gây ngạt

  • Một đám cháy có thể sản xuất các hợp chất gây hại bằng cách can thiệp vào cơ thể của bạn sử dụng oxy ở cấp độ tế bào
  • Nguy cơ mắc phải

    Những ai thường mắc phải tình trạng hít khói?

    Hít khói là tình trạng rất thường gặp và có thể ảnh hưởng bất cứ ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

    Điều trị hiệu quả

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng hít khói?

    Các xét nghiệm có thể bao gồm những yếu tố sau đây:

    • Độ bão hòa oxy mạch máu và độ bão hòa oxy CO
    • Khí máu động mạch
    • Nồng độ carboxyhemoglobin
    • Lactat
    • Công thức máu
    • X-quang ngực (ở bệnh nhân tiếp xúc đáng kể hoặc có triệu chứng ở phổi)
    • Điện tâm đồ
    • Men tim liên tục (ở bệnh nhân bị đau ngực)
    • Xét nghiệm chức năng phổi
    • Nội soi thanh quản trực tiếp và nội soi phế quản ống mềm

    Nồng độ carboxyhemoglobin trong máu và các biểu hiện lâm sàng tương ứng như sau:

    • 0−10%: thường không có triệu chứng
    • 10−20%: đau đầu nhẹ, khó thở không điển hình
    • 20−30%: đau đầu nặng, gặp khó khăn khi tập trung
    • 30−40%: đau đầu nghiêm trọng, không suy nghĩ gì được
    • 40−50%: nhầm lẫn, thờ ơ, bất tỉnh
    • 50−60%: suy hô hấp, co giật
    • > 70%: hôn mê, tử vong

    Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng hít khói?

    Tự chăm sóc tại nhà

    • Đưa người hít phải khói ra khỏi hiện trường đến một địa điểm với không khí trong lành
    • Hãy chắc chắn rằng bạn không bị nguy hiểm trước khi cố gắng kéo một người nào đó từ môi trường đầy khói

    Điều trị y tế

    • Oxy: Oxy là phương pháp điều trị chính. Nó có thể được đưa vào cơ thể bằng một ống mũi hoặc mặt nạ hoặc thông qua một ống đặt xuống cổ họng. Nếu có những dấu hiệu của các vấn đề đường hô hấp trên, ví dụ khàn giọng, người đó có thể cần phải được đặt nội khí quản
    • Nội soi phế quản
    • Oxy cao áp: Nnếu người đó nhiễm độc khí carbon monoxide, oxy cao áp có thể được xem xét

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng hít khói?

    Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với tình trạng hít khói:

    • Bạn nên tránh tất cả các vấn đề với việc hít phải khói và cháy
    • Nếu bạn đang ở trong một khu vực có khói, hãy ra càng sớm càng tốt và đi vào chỗ không khí trong lành
    • Để giữ hơi thở trong khói, bạn hãy bò nhanh dưới sàn nhà và ra khỏi đó
    • Không trở về khu vực bị cháy cho đến khi nó được dập và không còn khói
    • Tuân theo các hướng dẫn phòng cháy để ngừa cháy nhà
    • Nơi làm việc phải có thiết bị báo cháy xuyên suốt căn nhà
    • Có kế hoạch thoát hiểm trong trường hợp cháy trong nhà của bạn. Thực hành nó thường xuyên với gia đình của mình
    • Mua quần áo chống cháy cho trẻ em
    • Không bao giờ hút thuốc hoặc để cho người khác hút thuốc trong nhà của bạn. Không để diêm hoặc bật lửa trong tầm tay của trẻ em
    • Cẩn thận thiết bị điện xung quanh cây giáng sinh, đồ nướng bằng tay và lò sưởi, bạn nên mở lửa trong lò sưởi và bếp lò đốt bằng gỗ

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 26/04/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo