backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Đau cứng cổ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mạnh Thắng · Ngày cập nhật: 24/03/2022

Đau cứng cổ

Bạn có thường cảm thấy đau cứng cổ hay cảm giác trẹo cổ vào mỗi sáng không? Đây được xem là một trong các tình trạng về cơ xương khớp rất phổ biến và thường bị ngó lơ. Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về tình trạng đau cứng cổ để biết cách chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả. 

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Đau cứng cổ là  tình trạng gì?

Đau cứng cổ hoặc đau cổ là tình trạng sức khỏe phổ biến mà hầu như tất cả mọi người đều mắc một lần trong cuộc sống. Có rất nhiều lý do như ngồi sai tư thế khi làm việc, chấn thương trong thể thao, các hoạt động thể chất, yêu cầu liên quan đến công việc, dẫn đến cơ cổ căng thẳng. Một số tình trạng sức khỏe cũng là nguyên nhân phổ biến của đau cổ. Đau cứng cổ hiếm khi là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng thường gặp

đau cứng cổ

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng đau cứng cổ là gì?

Những triệu chứng phổ biến của đau cứng cổ gồm:

  • Cơn đau thường xấu đi bởi giữ nguyên tư thế đầu trong khoảng thời gian dài, ví dụ như khi lái xe hoặc làm việc trước màn hình máy tính;
  • Cơ bắp căng và co thắt;
  • Hạn chế khả năng di chuyển đầu;
  • Đau đầu.
  • Đau ở giữa cổ hoặc hai bên, lan xuống phần vai gáy hoặc cánh tay.

Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm về các triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Đau đớn;
  • Đau dai dẳng trong nhiều ngày mà đỡ;
  • Đau lan xuống cánh tay hoặc chân;
  • Kèm theo đó là nhức đầu, tê, yếu hoặc ngứa ran.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau cứng cổ?

Nguyên nhân gây đau cứng cổ bao gồm:

  • Căng cơ và teo cơ. Các hoạt động và tư thế cố định trong quá nhiều giờ như nhìn trên máy tính, điện thoại thông minh hoặc thậm chí ngủ trên một chiếc gối quá cao hoặc quá phẳng;
  • Các chấn thương và va chạm phía sau cổ dẫn đến chấn thương cổ (Whiplash), xảy ra khi đầu giật ngược và sau đó chuyển tiếp, làm căng các mô mềm của cổ;
  • Khớp bị mòn và viêm khớp như viêm xương khớp làm đệm (sụn) giữa xương (xương sống) xấu đi. Cơ thể sau đó bị gai đốt xương ảnh hưởng đến chuyển động và gây ra đau;
  • Dây thần kinh bị ảnh hưởng như thoát vị đĩa đệm hoặc gai đốt xương ở các đốt sống cổ có thể tác động vào các dây thần kinh phân nhánh ra từ tủy sống;
  • Một số bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm màng não, bệnh cúm hoặc căng thẳng có thể gây ra đau cổ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải đau cứng cổ?

Tình trạng này xảy ra rất phổ biến. Đau cứng cổ có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng đau cứng cổ?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đối với đau cứng cổ, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: cũng giống như các khớp khác trong cơ thể, khớp cổ có xu hướng thoái hóa đi cùng với độ tuổi;
  • Những thói quen xấu: như làm việc tại bàn làm việc quá lâu mà không thay đổi vị trí hoặc ngủ ở tư thế không đúng;
  • Chấn thương đột ngột: chẳng hạn như tai nạn xe hơi, thể thao.

Điều trị hiệu quả

trị đau cứng cổ

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng đau cứng cổ?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám tiền sử và khám xét nghiệm. Để kiểm tra rõ ràng, kiểm tra hình ảnh có thể được đưa ra như X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ. Chẩn đoán hình ảnh là cách tốt nhất tìm ra nguyên nhân gây đau. Trong một số trường hợp, bác sĩ nghi ngờ bệnh đau cổ có thể liên quan đến dây thần kinh bị chèn ép, bác sĩ có thể đề nghị chụp điện cơ. Xét nghiệm máu đôi khi cung cấp những bằng chứng của tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng có thể gây ra hoặc góp phần gây ra đau cứng cổ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng đau cứng cổ?

Các loại phổ biến nhất từ nhẹ đến đau cổ bình thường thường đáp ứng tốt với biện pháp chăm sóc cá nhân trong vòng hai hoặc ba tuần. Nếu vẫn còn đau cứng cổ, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị khác như:

  • Dùng thuốc tiêm steroid, thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau
  • Vật lý trị liệu
  • Kích thích thần kinh điện xuyên qua da (TENS)
  • Liệu pháp kéo, căng cứng
  • Phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

phòng ngừa đau cứng cổ

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng đau cứng cổ?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Chườm: chườm đá trong vài ngày đầu tiên. Sau đó, chườm nhiệt với một miếng đệm nóng, nén nóng, hoặc bằng cách tắm nước nóng;
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen;
  • Tập thể dục tại nhà: tập thể dục cổ mỗi ngày;
  • Thay đổi vị trí thường xuyên.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất .

Phòng ngừa

Những phương pháp phòng ngừa đau cứng cổ?

Hầu hết các cơn đau cứng cổ đều liên quan đến tư thế xấu và lão hóa, do đó nên chú ý giữ thẳng cột sống cổ. Để hạn chế những tình trạng này, chỉ cần một số thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hằng ngày như:

  • Khi đứng và ngồi, hãy đảm bảo vai của bạn nằm trên một đường thẳng trên hông và tai trực tiếp qua vai.
  • Nếu bạn di chuyển xa hoặc làm việc nhiều giờ với máy tính, hãy đứng dậy, đi lại và vươn vai và cổ.
  • Điều chỉnh bàn, ghế và máy tính của bạn sao cho màn hình ngang tầm mắt. Đầu gối nên thấp hơn hông một chút. Sử dụng tay vịn của ghế.
  • Tránh kẹp điện thoại giữa tai và vai để nghe, nếu đang bận tay hãy dùng tai nghe nhé!
  • Bỏ hút thuốc lá. Hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ đau cứng cổ.
  • Khi ngủ nên nằm ngửa, kê cao đùi trên gối để làm phẳng các cơ cột sống của bạn.
  • Tránh mang túi nặng trên vai để tránh trẹo vai, trẹo cổ do nặng.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mạnh Thắng · Ngày cập nhật: 24/03/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo