backup og meta

Tránh thai bằng que cấy có hiệu quả không?

Tránh thai bằng que cấy có hiệu quả không?

Tránh thai bằng que cấy (MC) là phương pháp mà các bác sĩ dùng một ống nhựa dẻo nhỏ chứa hormone, cấy vào dưới da trên cánh tay. Hormone này có thể giúp tránh thai tới 3 năm. Hiện nay, phương pháp này đã được áp dụng tại một số nước.

Phương pháp tránh thai bằng que cấy hoạt động như thế nào?

Ống được cấy vào, từ từ tiết ra một lượng nhỏ hormone progestine để tránh thai. Về cơ bản, MC hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình rụng trứng (theo chu kỳ hằng tháng ở cơ thể phụ nữ). Nếu một người phụ nữ không rụng trứng, cô ấy sẽ không mang thai vì không có trứng được thụ tinh. Hormone Progestine từ ống làm dịch nhầy trong cổ tử cung cô đặc. Đồng thời ngăn tinh trùng vào tử cung. Protestine cũng làm mỏng thành tử cung để trứng được thụ tinh khó có khả năng đậu vào thành tử cung.

Tránh thai bằng que cấy hiệu quả ra sao?

Que cấy tránh thai đem lại hiệu quả rất cao. Trong 1 năm qua, tỷ lệ các cặp đôi áp dụng biện pháp này có thai ngoài ý muốn là dưới 1/100. Khả năng mang thai sẽ cao hơn nếu sau 3 năm người nữ không thay ống hormone mới. Nếu điều này xảy ra, việc lưu trữ hồ sơ thời điểm cấy ống hormone và thời điểm đổi sang biện pháp tránh thai khác hay cấy ống hormone mới là rất quan trọng.

Nhìn chung, mức hiệu quả của mỗi biện pháp tránh thai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Những yếu tố này bao gồm tình trạng sức khỏe của mỗi người, có đang dùng thuốc hay thảo dược nào khác gây cản trở hormone hay không.

Một biện pháp tránh thai hoạt động hiệu quả như thế nào còn phụ thuộc vào việc biện pháp đó có thích hợp không, người dùng có nhớ tuân theo đúng các hướng dẫn hay không. Điều này nghĩa là một mô cấy phải ở trong tình trạng tốt, hoạt động đúng cách và người nữ chỉ cần nhớ thay ống cấy đúng thời hạn. Cách duy nhất chắc chắn 100% bạn không có thai ngoài ý muốn hay mắc bệnh lây qua đường quan hệ tình dục đó là không quan hệ.

Biện pháp chống bệnh lây qua đường quan hệ tình dục (STDs)

MC không ngăn ngừa được bệnh lây lan qua quan hệ tình dục (STDs). Các cặp đôi khi quan hệ cần phải nhớ luôn dùng bao cao su.

Nhiều phụ nữ trẻ dùng MC sẽ nhận thấy nguyệt san của mình có thay đổi. Tác dụng phụ bao gồm:

  • Nguyệt san không đều hoặc không có nguyệt san;
  • Nguyệt san nhiều hoặc ít hơn;
  • Tăng cân, đau đầu, nổi mụn hoặc căng ngực;
  • Khó chịu, nhiễm trùng và thẹo ở nơi cấy ống hormone vào;
  • Trầm cảm.

Các tác dụng phụ này có thể phát triển theo thời gian.

Hút thuốc lá khi áp dụng biện pháp MC có thể tăng khả năng mắc những tác dụng phụ trên. Đây là lý do mà các bác sĩ và chuyên gia luôn khuyên phụ nữ trẻ không nên hút thuốc khi áp dụng các biện pháp tránh thai.

Những ai nên dùng biện pháp này?

Phụ nữ trẻ gặp khó khăn trong việc nhớ dùng thuốc tránh thai và không muốn có thai trong thời gian dài có thể thấy biện pháp này phù hợp.

Không phải tất cả phụ nữ đều có thể hoặc nên dùng MC. Trong một số trường hợp, điều kiện sức khỏe làm giảm hiệu quả hoặc tăng rủi ro khi dùng liệu pháp này. Ví dụ, MC chống chỉ định với phụ nữ bị đông máu, mắc bệnh gan, chảy máu âm đạo hay bị ung thư. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn nếu bạn bị bệnh đái tháo đườngđau nửa đầu, trầm cảm, có nồng độ chất béo cao, cao huyết áp, bệnh về túi mật, tai biến, bệnh về thận, hay các vấn đề sức khỏe khác. Đồng thời, hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn mắc bất kỳ chứng dị ứng nào.

Làm thế nào để áp dụng biện pháp tránh thai bằng mô cấy?

Chỉ những bác sĩ và chuyên gia y tế đã qua đào tạo và huấn luyện về biện pháp này mới có thể thực hiện cấy ghép. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tới phòng khám hai lần: lần đầu để khám sức khỏe và trao đổi về MC, lần hai để thực hiện cấy ghép. Thời điểm phù hợp để bác sĩ có thể thực hiện cấy ghép phụ thuộc vào chu kỳ gần nhất của người phụ nữ và biện pháp tránh thai mà cô ấy hiện đang sử dụng.

Sau khi gây tê phía trong cánh tay, bác sĩ sẽ dùng một kim nhỏ để đưa ống vào dưới da. Cả quá trình này chỉ mất ít phút. Sau khi cấy ống vào, người phụ nữ không nên mang vác vật nặng trong một vài ngày.

Bác sĩ sẽ phải lấy ống ra khỏi cơ thể sau 3 năm, ống cấy không được để lại bên trong cơ thể, ngay cả khi nó đã hết tác dụng. Để tiến hành lấy ống cấy, bác sĩ gây tê dưới cánh tay, rạch một vết nhỏ trên tay và gắp ống ra. Ống hormone có thể được lấy ra bất cứ lúc nào sau khi được cấy ghép mà không cần phải đợi đến đủ 3 năm, nhưng bạn cần đến gặp bác sĩ để tháo ống ra. Để tránh việc mang thai ngoài ý muốn, cần lưu trữ hồ sơ về thời điểm cấy ống hormone và thời điểm đổi sang phương pháp tránh thai khác hoặc cấy ống hormone mới sau 3 năm.

Ở Việt Nam, nhiều bệnh viện lớn đã có thực hiện dịch vụ cấy que để tránh thai.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Birth Control Implants. http://www.webmd.com/sex/birth-control/birth-control-implants-types-safety-side-effects Ngày truy cập 25/02/2016

Implantable contraception. http://kidshealth.org/en/teens/contraception-implantable.html Ngày truy cập 25/02/2016

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Thương Trần

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư


Bài viết liên quan

Điều kiện tiêm HPV là gì? Tại sao bạn nên tiêm HPV?

Xét nghiệm HPV dương tính có phải ung thư? Cần làm gì sau đó?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo