backup og meta

Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp không nên ăn gì?

Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp không nên ăn gì?

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp là biện pháp tránh thai được sử dụng rộng rãi vì tính tiện lợi và hiệu quả của nó. Tuy nhiên, để thuốc phát huy hiệu quả tốt, ngoài việc dùng thuốc đúng thời điểm, bạn cũng cần biết về một số loại thực phẩm nên tránh sau khi uống thuốc. Vậy sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp không nên ăn gì để không làm giảm hiệu quả của thuốc?

Hello Bacsi mời bạn đọc tiếp bài viết để tìm hiểu thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ bị giảm hiệu quả khi tương tác với các loại thực phẩm nào.

Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?

Thuốc tránh thai khẩn cấp (Emergency Contraceptive Pills) còn có tên gọi khác viên thuốc uống buổi sáng hôm sau (Morning after pill). Đây là thuốc được sử dụng để ngừa thai khẩn cấp sau khi (lỡ) quan hệ tình dục không an toàn hoặc khi bạn nghi ngờ các biện pháp tránh thai khác không phát huy hiệu quả.

Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai khẩn cấp

Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới – WHO cho biết, hiệu quả tránh khẩn cấp của thuốc nhờ vào thành phần hormone nội tiết tố nữ progesterone hàm lượng cao. Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai khẩn cấp là cản trở quá trình rụng trứng ở nữ. Từ đó không cho tinh trùng gặp trứng, ngăn cản quá trình thụ tinh xảy ra. Tuy nhiên, thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ không tác dụng tránh thai khi quá trình thụ thai đã diễn ra.

Ngoài ra, mức độ hiệu quả tránh thai của thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ còn tùy thuộc vào khoảng thời gian dùng thuốc sau khi quan hệ tình dục. Thông thường, hiệu quả của thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ giảm dần theo khoảng cách giữa thời gian dùng thuốc và thời gian quan hệ.

  • Nếu uống trong 24h đầu tiên kể từ khi quan hệ, hiệu quả ngừa thai là khoảng 95%.
  • Nếu uống sau 48h kể từ khi quan hệ, hiệu quả ngừa thai khoảng 85%.
  • Nếu uống sau 72h kể từ khi quan hệ, hiệu quả ngừa thai khoảng 58%.

Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp không nên ăn gì?

Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp không nên ăn gì để không làm giảm tác dụng của thuốc cũng như hạn chế triệu chứng nghiêm trọng của các tác dụng phụ?

Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia – MedlinePlus cho biết, thuốc tránh thai khẩn cấp có thể bị giảm hiệu lực nếu bạn tiêu thụ các thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung chứa than hoạt tính. Do đó, bạn nên tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa than hoạt tính trước 3 giờ hoặc sau 12 giờ tính từ thời điểm dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Ngoài than hoạt tính, bưởi cũng là một thực phẩm được cho rằng là sẽ giảm hiệu lực của thuốc tránh thai. Vì trong bưởi có chứa enzyme CYP3A4 làm ảnh hưởng đến quá trình cơ thể phân hủy và hấp thụ một số loại thuốc khi mới đưa vào cơ thể. Ngoài bưởi, một số thực phẩm cũng có chứa loại enzyme này có thể kể đến là: Khế, lựu, trái cây các loại, cà phê, trà và rượu.

Tóm lại sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp không nên ăn gì? Những thực phẩm bạn nên tránh bao gồm: Bưởi, khế, lựu, trái cây, cà phê, trà, rượu và đặc biệt là các thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung có chứa than hoạt tính. Tuy nhiên bạn chỉ nên tránh ăn trong khoảng trước 3 giờ và sau 12 giờ kể từ khi uống thuốc tránh thai là đủ.

Các câu hỏi thường gặp

Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp có an toàn không?

Thuốc tránh thai khẩn cấp được đánh giá là an toàn với hầu hết phụ nữ có thể trạng bình thường. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

Sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn có thể vẫn có thai. Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện phụ sản để được tư vấn thêm.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, kinh nguyệt của bạn có thể xuất hiện trễ hơn hoặc sớm hơn bình thường. Lượng máu kinh cũng có thể ít hoặc nhiều hơn.
  • Chảy máu âm đạo: Không ít trường hợp phụ nữ bị chảy máu âm đạo bất thường sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Tình trạng có thể xảy ra trong khoảng 1 – 2 ngày sau khi dùng thuốc.
  • Buồn nôn, nôn: Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi uống thuốc ngừa thai khẩn cấp. Tình trạng này có thể tự biến mất sau 1 – 2 tuần hoặc sớm hơn.
  • Mệt mỏi, đau đầu, đau bụng dưới: Đây cũng là tác dụng phụ thường thấy khi uống thuốc ngừa thai khẩn cấp. Tuy vậy, những biểu hiện này cũng thường kết thúc sau khoảng 1 – 2 ngày.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, bạn chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong các trường hợp như: Phương pháp tránh thai đang sử dụng gặp vấn đề, chẳng hạn bạn quên uống thuốc ngừa thai hàng ngày, bao cao su bị rách, tuột bao cao su khi xuất tinh

Làm thế nào để giảm tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp?

Trên thực tế, tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp là không thể tránh khỏi khi bạn sử dụng. Do đó, để giảm các tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp, cách an toàn nhất là bạn nên hạn chế sử dụng (không nên quá 2 lần mỗi tháng). Ngoài ra bạn cũng nên tìm thêm các phương pháp tránh thai không dùng thuốc khác để giảm các tác dụng phụ từ thuốc đến cơ thể.

Kết luận

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp không nên ăn gì. Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp là cách ngừa thai an toàn, hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng và cần chú ý đến các tác dụng phụ có thể xảy ra với cơ thể để chủ động chăm sóc sức khỏe sau khi dùng thuốc. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và có đời sống tình dục viên mãn!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Emergency contraception
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/emergency-contraception
Truy cập ngày: 15.01.2024

Activated Charcoal: MedlinePlus Supplements
https://medlineplus.gov/druginfo/natural/269.html
Truy cập ngày: 15.01.2024

Pharmacokinetic Drug Interactions with Oral Contraceptives
https://link.springer.com/article/10.2165/00003088-199018060-00004
Truy cập ngày: 15.01.2024

Interactions of food and dietary supplements with drug metabolising cytochrome P450 enzymes
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17969314/
Truy cập ngày: 15.01.2024

Clinical Pharmacology of Hormonal Emergency Contraceptive Pills – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6193352/
Truy cập ngày: 15.01.2024

Emergency contraception | Office on Women’s Health
https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/emergency-contraception
Truy cập ngày: 15.01.2024

Emergency Contraceptive Pill (Plan B) – Leeds, Grenville and Lanark District Health Unit
https://healthunit.org/health-information/sexual-health/medication-fact-sheets/emergency-contraceptive-pill-plan-b/
Truy cập ngày: 15.01.2024

Phiên bản hiện tại

29/01/2024

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Bá Phê

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

1 tháng uống 2, 3 viên thuốc tránh thai khẩn cấp có sao không?

1 tháng uống 5 lần thuốc tránh thai khẩn cấp có sao không?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Bá Phê

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 29/01/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo