backup og meta

Bạn đã biết cách sử dụng vòng tránh thai?

Bạn đã biết cách sử dụng vòng tránh thai?

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ làm bằng nhựa dẻo được đặt vào tử cung của phụ nữ để ngăn ngừa mang thai. Vòng tránh thai có nhiều hình dạng khác nhau như hình tròn, cánh cung, chữ S và vòng chữ T được sử dụng rộng rãi nhất. Có hai loại vòng tránh thai phổ biến : vòng tránh thai phủ đồng và vòng tránh thai progesterone.

Vòng tránh thai giúp bạn ngừa thai ngoài ý muốn

Vòng tránh thai phủ đồng chủ yếu ngăn ngừa mang thai bằng cách ngăn không để tinh trùng thụ thai cho trứng. Nó cũng có thể làm cho quá trình trứng đã được thụ tinh khó cấy vào tử cung hơn. Vòng tránh thai progesterone cũng hoạt động theo cách tương tự và đồng thời còn làm dày dịch nhầy ở cổ tử cung, làm mỏng lớp niêm mạc tử cung và trong một số trường hợp nó sẽ ức chế rụng trứng.

Ngoài ra, vòng tránh thai progesterone cũng có thể được sử dụng để giúp làm giảm lưu lượng máu cho những bạn gái hay bị đau và ra nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

Cả hai loại vòng tránh thai đều tác dụng cao trong việc ngừa mang thai. Trong suốt một năm, có ít hơn 1 trong 100 cặp vợ chồng sử dụng vòng tránh thai có mang ngoài ý muốn. Vòng tránh thai phát huy tác dụng ngay thời điểm được đưa vào tử cung và có hiệu quả kéo dài suốt một thời gian đáng kể. Vòng tránh thai bằng đồng có thể ở trong tử cung tới 10 năm, còn vòng tránh thai progesterone có thể để từ 3-5 năm tùy vào thương hiệu. Do đó, đây là một lựa chọn tốt cho những phụ nữ chưa sẵn sàng để có em bé. Mặc dù vòng tránh thai có thể ở trong tử cung một thời gian dài, bạn có thể nhờ các bác sĩ phụ khoa hoặc chuyên viên y tá có thể lấy nó ra bất cứ lúc nào.

Vòng tránh thai có bảo vệ bạn khỏi các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không?

Vòng tránh thai không bảo vệ bạn chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đó, kể cả khi đã đặt vòng thì bạn vẫn nên dùng bao cao su khi quan hệ gối chăn nhằm ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bác sĩ hay các chuyên viên y tá sẽ kiểm tra để đảm bảo là bạn không mắc bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào trước khi đặt vòng tránh thai bởi đặt vòng trong lúc đang có các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể sẽ dẫn đến viêm vùng chậu.

Kiêng cữ không quan hệ tình dục là phương pháp duy nhất ngừa thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Vòng tránh thai cũng có tác dụng phụ 

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của vòng tránh thai gồm:

  • Chảy máu bất thường trong vài tháng đầu tiên;
  • Đối với vòng tránh thai bằng đồng: chu kỳ kinh sẽ nhiều hơn và bị chứng co thắt kinh nguyệt;
  • Đối với vài loại vòng tránh thai progesterone: chu kỳ kinh sẽ ngắn và nhẹ hơn.

Ngoài ra khi bạn sử dụng vòng tránh thai hormone thì bạn sẽ có các triệu chứng tiền kinh nguyệt chẳng hạn như đau đầu, mụn trứng cá, buồn nôn, và đau ngực.

Ngoài ra bạn còn có thể bị các vấn đề hiếm gặp bao gồm:

Vòng tránh thai bị rơi ra ngoài

Vòng tránh thai có thể đi ra khỏi tử cung người nữ do tai nạn. Đôi khi bạn có thể không biết điều này xảy ra. Rủi ro này là rất thấp, nhưng lại khá phổ biến đối với những phụ nữ chưa từng có em bé.

Bạn có thể kiểm tra xem vòng tránh thai vẫn còn ở nguyên vị trí hay không bằng cảm nhận (bác sĩ hoặc chuyên viên y tá có thể giải thích cho bạn làm như thế nào). Tốt hơn hết bạn nên cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ dịch lạ nào tiết ra từ âm đạo, co thắt, đau, sốt hoặc nếu chiều dài của vòng tránh thai thay đổi.

Bạn sẽ cần trở lại để bác sĩ khám theo dõi trong vòng 3 tháng đầu sau khi đặt vòng lần đầu tiên. Các bác sĩ hoặc chuyên viên y tá sẽ kiểm tra xem vòng tránh thai có vào đúng vào vị trí hay chưa.

Thủng tử cung

Đây là một rủi ro cực kỳ hiếm gặp (1 trong 1000 ca): vòng tránh thai có thể đẩy xuyên qua thành tử cung trong lúc được đặt vào cơ thể.

Mắc bệnh viêm vùng chậu

Rủi ro bị nhiễm trùng từ vi khuẩn xâm nhập vào tử cung trong khi chèn vòng tránh thai rất thấp. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng xảy ra trong vòng 20 ngày đầu tiên sau khi đặt vòng tránh thai.

Có phải ai cũng có thể dùng vòng tránh thai?

Vòng tránh thai là một lựa chọn tránh thai tốt cho hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, các loại vòng tránh thai không được khuyến khích nếu:

  • Phụ nữ bị viêm vùng chậu hoặc nhiễm các bệnh lây lan qua tình dục;
  • Phụ nữ đã mang thai hoặc có thể mang thai;
  • Phụ nữ có các vấn đề về tử cung, chẳng hạn như bị bệnh hoặc chảy máu bất thường.

Các chuyên gia khuyến cáo nên đặt vòng tránh thai và cho rằng đây là một phương pháp tránh thai tốt cho những người phụ nữ trẻ tuổi và các bé gái tuổi thiếu niên vì chúng có tác dụng trong nhiều năm, không cần bảo trì hàng ngày mà lại rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa mang thai. Hiện nay, thị trường đã có một loại vòng tránh thai mới có kích thước nhỏ hơn và sử dụng ít liều lượng progesterone cũng có thể là lựa chọn tốt cho những cô gái không muốn có em bé vào hiện tại.

Làm thế nào để đặt vòng tránh thai an toàn?

Bác sĩ hoặc chuyên viên y tá sẽ là người chèn vòng tránh thai vào tử cung của bạn. Tốt nhất nên thực hiện việc đặt vòng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nếu không canh được, bạn hoàn toàn có thể đặt vòng tránh thai vào bất cứ lúc nào, miễn là trong thời điểm bạn không mang thai. Vòng tránh thai bằng đồng phải được thay sau 10 năm và vòng tránh thai progesterone nên được thay sau 3-5 năm tùy thuộc vào thương hiệu mà bạn sử dụng.

Nếu bạn quan tâm tới việc sử dụng vòng tránh thai, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem liệu nó có phải là phương án tránh thai phù hợp cho bạn hay không, ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm các biện pháp tránh thai khác như màng ngăn tránh thai, thuốc tránh thai.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What is IUD. http://www.webmd.com/sex/birth-control/intrauterine-device-iud-for-birth-control Ngày truy cập 05/02/2016

Phiên bản hiện tại

01/07/2020

Tác giả: Thương Trần

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Xét nghiệm HPV

Quan hệ tình dục không xâm nhập cọ xát bên ngoài có mang thai không?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 01/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo