backup og meta

Bị nhiễm HPV có quan hệ được không?

Bị nhiễm HPV có quan hệ được không?

Nhiễm HPV có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật và ung thư hậu môn. Nhiều người lo lắng về việc bị nhiễm HPV có quan hệ được không. 

Virus HPV (Human papillomavirus) là một loại virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Bài viết này của Hello Bacsi sẽ giải đáp thắc mắc bị nhiễm HPV có quan hệ được không và cung cấp thông tin hữu ích về vấn đề này.

Dấu hiệu bị nhiễm HPV là gì?

dấu hiệu nhiễm HPV

Triệu chứng phổ biến nhất của virus HPV là mụn cóc, thường xuất hiện sau thời gian ủ bệnh từ 1-6 tháng. Đặc điểm nhận dạng của loại mụn cóc sinh dục này là các khối u mềm, ẩm, ít hồng hoặc xám:

  • To lên
  • Có thể trở thành có cuống
  • Có bề mặt thô
  • Có thể thành các cụm

Ở một số bệnh nhân, mụn cóc có thể khiến họ ngứa, bỏng và khó chịu.

Ở nam giới, mụn cóc thường xuất hiện ở dưới da bọc quy đầu, trên rãnh cổ, trong lỗ tiểu, trên trục dương vật. Chúng cũng có thể xuất hiện xung quanh hậu môn và trong trực tràng, đặc biệt là ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.

Ở phụ nữ, mụn cơm xuất hiện phổ biến nhất trên âm hộ, thành âm đạo, cổ tử cung và tầng sinh môn.

Bị nhiễm HPV có quan hệ được không?

Bị nhiễm HPV có quan hệ được không? Câu trả lời là có nhưng bạn cần hạn chế hoặc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nguy cơ lây truyền: Virus HPV lây truyền qua tiếp xúc da kề da với người bị nhiễm virus, bao gồm cả khi quan hệ tình dục. Do đó, bị nhiễm HPV có thể lây truyền cho bạn tình, đặc biệt là các chủng HPV nguy cơ cao như HPV 16 và HPV 18.
  • Mức độ nguy hiểm: Các chủng HPV nguy cơ cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật và ung thư hậu môn.

Bị nhiễm HPV 16 và HPV 18 có quan hệ được không?

Bạn vẫn có thể quan hệ khi bị nhiễm virus HPV 16 và 18, nhưng lưu ý rằng đây là hai chủng virus HPV nguy cơ lây nhiễm cao nhất và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Ảnh hưởng của quan hệ tình dục khi bị nhiễm HPV

Bị nhiễm HPV có quan hệ được không? Câu trả lời là  nên hạn chế. Bạn lưu ý việc quan hệ tình dục khi bị nhiễm HPV có thể dẫn đến một số ảnh hưởng sau:

1. Lây truyền HPV cho bạn tình

Vợ bị HPV chồng có bị không? Virus HPV lây truyền qua tiếp xúc da kề da với người bị nhiễm virus, bao gồm cả khi quan hệ tình dục.

Nguy cơ lây truyền cao hơn nếu bạn có nhiều bạn tình, không sử dụng bao cao su, hoặc có các tổn thương do HPV gây ra. Vậy nếu vợ bị HPV thì chồng có bị không? Câu trả lời là có thể. Việc lây truyền HPV có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho bạn tình, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, và ung thư hậu môn.

2. Tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

Virus HPV có thể làm tổn thương da và niêm mạc cơ quan sinh dục, khiến bạn dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) hơn. Các bệnh STD có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

3. Làm trầm trọng thêm các tổn thương do HPV gây ra

Quan hệ tình dục có thể làm nặng hơn các tổn thương do HPV gây ra, chẳng hạn như sùi mào gà. Điều này có thể khiến người bệnh đau đớn, chảy máu và khó chịu.

4. Ảnh hưởng tâm lý

Bị nhiễm HPV có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, khiến bạn cảm thấy lo lắng, tự ti, và xấu hổ. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và quan hệ tình dục của bạn.

Quan hệ với người nhiễm HPV bao lâu thì bị?

Sau khi quan hệ với người bị nhiễm HPV, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 – 8 tháng trước khi xuất hiện các triệu chứng bệnh.

Lời khuyên cho bạn khi quan hệ tình dục với người nhiễm HPV

tiêm phòng HPV để phòng ngừa bệnh

Khi bị nhiễm HPV bạn nên hạn chế quan hệ và cần ghi nhớ một số lời khuyên để bảo vệ bản thân và bạn tình khi quan hệ tình dục với người nhiễm HPV:

  1.  Sử dụng bao cao su: Bao cao su là biện pháp hiệu quả nhất để giảm nguy cơ lây truyền HPV qua đường tình dục. Nên sử dụng bao cao su đúng cách trong suốt quá trình quan hệ tình dục.
  2. Hạn chế quan hệ tình dục khi có tổn thương do HPV: Quan hệ tình dục khi có tổn thương do HPV có thể làm vết thương nặng thêm và tăng nguy cơ lây nhiễm virus.
  3. Đi khám bác sĩ thường xuyên: Nên đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe sinh sản và tầm soát ung thư cổ tử cung, đặc biệt là nếu bạn có nhiều bạn tình hoặc bạn tình có nhiều bạn tình khác.
  4. Tiêm vắc-xin HPV: Vắc-xin HPV có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các chủng HPV nguy cơ cao nhất. Vắc-xin có thể được tiêm cho cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi.
  5. Chia sẻ thông tin với bạn tình: Hãy chia sẻ cởi mở với bạn tình về tình trạng sức khỏe của bạn và nguy cơ lây truyền HPV.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên tự điều trị các tổn thương do HPV: Việc tự điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
  • Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục: Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HPV.
  • Tránh quan hệ tình dục không lành mạnh: Quan hệ tình dục với nhiều người và không có biện pháp phòng ngừa là một trong những nguy cơ chính dẫn đến lây nhiễm HPV.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp bị nhiễm HPV có quan hệ được không? Bị nhiễm HPV không có nghĩa là bạn không thể có quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều để bảo vệ bản thân và bạn tình.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sexual behaviour and risk factors for the acquisition of human papillomavirus infections in young people in Italy: suggestions for future vaccination policies. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3490840/. Ngày truy cập 8/4/2024

Genital HPV Infection – Basic Fact Sheet. https://www.cdc.gov/std/hpv/stdfact-hpv.htm. Ngày truy cập 8/4/2024

10 Things You Might Not Know About HPV. https://rightasrain.uwmedicine.org/life/sex/10-things-you-might-not-know-about-hpv. Ngày truy cập 8/4/2024

Sexual behavior and infection with cervical human papillomavirus types 16 and 18. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6716589/. Ngày truy cập 8/4/2024

HPV and sexual health. https://www.hpvvaccine.org.au/about-hpv/hpv-and-sexual-health. Ngày truy cập 8/4/2024

Phiên bản hiện tại

07/10/2024

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Xét nghiệm HPV

Nhiễm virus HPV khi mang thai: Cách nhận biết và điều trị như thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 07/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo