backup og meta

PrEP là gì? Công dụng, hiệu quả, cách sử dụng, chống chỉ định

PrEP là gì? Công dụng, hiệu quả, cách sử dụng, chống chỉ định

PrEP là gì? Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) là một phương pháp giảm nguy cơ nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch ở người. Khi được dùng theo quy định, PrEP có thể giảm tới 99% nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với người bệnh.

Bên cạnh trả lời những câu hỏi như: “PrEP trong tiếng Anh là gì? PrEP là viết tắt của từ gì?”, bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích về mức độ hiệu quả, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng PrEP mà bạn cần lưu ý.

Thuốc PrEP là gì?

thuốc prep là gì

PrEP là từ viết tắt của “pre-exposure prophylaxis” trong tiếng Anh. Thuốc PrEP còn được gọi là thuốc dự phòng trước phơi nhiễm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể dùng PrEP ngay cả khi bạn không bị nhiễm HIV, với mục đích giảm nguy cơ mắc bệnh.

PrEP có thể dùng ở dạng thuốc viên hoặc thuốc tiêm. Hiện tại có 2 loại thuốc PrEP được FDA kiểm duyệt và cho phép sử dụng để dự phòng trước phơi nhiễm, bao gồm:

  • Thuốc có chứa emtricitabine (200mg), tenofovir disoproxil fumarate (300mg). Loại này thường dành cho những người có nguy cơ mắc HIV do quan hệ tình dục hoặc tiêm chích ma túy.
  • Thuốc có chứa emtricitabine (200mg), tenofovir alafenamide (25mg). Loại này thường dành cho những người có nguy cơ mắc HIV khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, loại này không dành cho nữ giới khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo.

>> Gợi ý cho bạn: Thuốc PEP là gì? Dùng điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV sao cho đúng?

Điểm khác biệt giữa PEP và PrEP là gì?
  • PrEP (dự phòng trước phơi nhiễm) dùng cho người không nhiễm HIV với mục đích ngăn ngừa nguy cơ bị lây nhiễm. Bạn phải âm tính với HIV trước khi dùng liều đầu tiên.
  • PEP (dự phòng sau phơi nhiễm) là thuốc chống HIV ngắn hạn dành cho với người có nguy cơ phơi nhiễm sau khi đã tiếp xúc với virus HIV. Để có hiệu quả, PEP phải được dùng trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc.

PrEP hiệu quả như thế nào?

Lợi thế của PrEP là gì? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng PrEP có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa HIV khi được sử dụng nhất quán theo quy định. PrEP có thể giảm nguy cơ nhiễm HIV lên đến 99% do quan hệ tình dục.

Đối với những đối tượng có tiêm chích ma túy, thuốc PrEP chỉ có thể giảm nguy cơ lây nhiễm ở khoảng 74%. Hiện tại, PrEP dạng tiêm không được khuyến nghị cho những người tiêm chích ma túy.

>> Đọc thêm ngay: Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu?

PrEP mất bao lâu để phát huy tác dụng?

  • Đối với quan hệ tình dục qua đường hậu môn, thuốc PrEP đạt mức bảo vệ tối đa khỏi HIV sau khoảng 7 ngày sử dụng hàng ngày.
  • Đối với quan hệ tình dục qua đường âm đạo, thuốc tiêm và thuốc uống PrEP đạt mức bảo vệ tối đa sau khoảng 21 ngày sử dụng hàng ngày.
  • Không có dữ liệu về thời gian hiệu quả của thuốc PrEP đối với đối tác nam (người thâm nhập bằng dương vật) khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc quan hệ tình dục qua đường âm đạo .

Đối tượng nên sử dụng PrEP

prep là gì

Sau khi đã có câu trả lời cho PrEP là gì, thông tin về những đối tượng được khuyến nghị nên dùng PrEP sẽ có ích cho bạn. Bác sĩ có thể khuyên những đối tượng sau nên sử dụng:

  • Người có bạn tình bị nhiễm HIV hoặc sử dụng ma túy
  • Người muốn có con với bạn tình nhiễm HIV
  • Người có thói quen quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su
  • Người có tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục trong 6 tháng qua
  • Người tiêm chích ma túy với người nhiễm HIV
  • Người tiêm chích ma túy dùng chung kim tiêm hoặc ống tiêm
  • Người đã dùng PEP nhiều lần trước đó
  • Người đã từng bị phơi nhiễm HIV trong quá khứ và có nguy cơ mắc bệnh cao.

>> Có thể bạn quan tâm: Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh?

Cách sử dụng thuốc PrEP

Cách sử dụng PrEP cụ thể là gì? Có 3 cách sử dụng PrEP để ngăn ngừa HIV:

  • Uống 1 viên PrEP mỗi ngày.
  • Tiêm 1 mũi PrEP mỗi 2 tháng (hai tháng một lần). Tuy nhiên, đối với mũi tiêm đầu tiên, bạn sẽ được tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng (một tháng một lần).
  • Uống PrEP theo tình huống: uống 2 viên PrEP trước khi quan hệ tình dục, 1 viên cách 24 giờ sau liều đầu tiên, 1 viên cách 24 giờ sau liều thứ 2. Theo cách này, bạn có thể chỉ cần dùng PrEP vào những thời điểm có nguy cơ nhiễm HIV. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng cách này.

Thế nào là dùng PrEP đúng cách? Sử dụng PrEP đúng cách, nghĩa là dùng kịp lúc và mọi lúc có nguy cơ. PrEP sẽ không hoạt động nếu bạn bỏ uống thuốc hoặc bỏ lỡ 1 mũi tiêm chủng. Nếu bạn không uống thuốc đúng lịch, cơ thể có thể không đủ thuốc để ngăn chặn HIV.

Hãy luôn trao đổi với bác sĩ hoặc y tá về tình trạng của bạn để được chỉ định cách sử dụng PrEP phù hợp.

>> Gợi ý cho bạn: Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm là gì?

Tác dụng phụ của PrEP là gì?

PrEP rất an toàn. Hầu hết người dùng PrEP không gặp tác dụng phụ. Song vẫn có một số báo cáo về những tác dụng phụ nhẹ trong tháng đầu dùng PrEP, chẳng hạn như: 

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau bụng

Một tỷ lệ nhỏ những người dùng PrEP có thể bị tổn thương thận. Vì vậy việc xét nghiệm thận 6 tháng/ lần khi đang dùng PrEP vô cùng quan trọng. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về tác dụng phụ của PrEP, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ai không được dùng PrEP?

Nếu đã dương tính với HIV hoặc đã tiếp xúc với virus, bạn không được sử dụng PrEP để ngừa phơi nhiễm. Khi này, PEP cần được sử dụng thay thế cho PrEP.

Đối với PrEP dạng uống, những đối tượng không được chỉ định bao gồm:

  • Người có bệnh lý về thận
  • Người có vấn đề về gan
  • Người thiếu cân (dưới 35kg)
  • Người dị ứng với thành phần thuốc

Đối với PrEP uống theo tình huống, những đối tượng không được chỉ định bao gồm:

  • Phụ nữ hoặc người chuyển giới nữ
  • Người chuyển giới nam có quan hệ tình dục qua đường âm đạo
  • Nam quan hệ tình dục với nữ qua đường âm đạo/hậu môn
  • Người viêm gan B mạn tính
  • Người tiêm chích ma túy

PrEP được cung cấp ở đâu?

Bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “PrEP là gì?”, có thể bạn quan tâm đến nơi cung cấp thuốc dự phòng trước phơi nhiễm. Tại Việt Nam, PrEP được cung cấp và phân phối tại một số cơ sở y tế nhất định, bao gồm:

  • Các trạm y tế dự phòng của Trung tâm Phòng chống AIDS Quốc gia, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ.
  • Một số cơ sở y tế công và tư như:
    • Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
    • Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh
    • Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh
    • Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh
    • Bệnh viện Truyền nhiễm TP. Hồ Chí Minh
    • Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
    • Bệnh viện Tim Tâm Đức TP. Hồ Chí Minh
    •  Bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với Trung tâm Phòng chống AIDS Quốc gia, hoặc các tổ chức y tế tại địa phương để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết về việc sử dụng PrEP.

Những điều quan trọng cần biết về PrEP là gì?

Trước khi bắt đầu PrEP, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra để thực hiện một số xét nghiệm trong lần hẹn đầu tiên bao gồm:

Bài viết đã lý giải cho bạn câu hỏi: “PrEP là gì?”. Nếu bạn có những thắc mắc liên quan, bạn hãy để lại bình luận. Đội ngũ chuyên gia và bác sĩ của chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

PrEP- Tác dụng phụ và xử trí
https://vaac.gov.vn/PrEP-tac-dung-phu-va-xu-tri.html
Ngày truy cập: 20/03/2023
About PrEP | PrEP | HIV Basics | HIV/AIDS | CDC
https://www.cdc.gov/hiv/basics/prep/about-prep.html
Ngày truy cập: 20/03/2023
Deciding to Take PrEP | PrEP | HIV Basics | HIV/AIDS | CDC
https://www.cdc.gov/hiv/basics/prep/prep-decision.html
Ngày truy cập: 20/03/2023
Starting and Stopping PrEP | PrEP | HIV Basics | HIV/AIDS | CDC
https://www.cdc.gov/hiv/basics/prep/starting-stopping-prep.html
Ngày truy cập: 20/03/2023
PrEP prevents HIV — so why aren’t more people taking it? – Harvard Health
https://www.health.harvard.edu/blog/prep-prevents-hiv-so-why-arent-more-people-taking-it-2019100417942
Ngày truy cập: 20/03/2023
What Is PrEP and Who Should Take It? – Cleveland Clinic
https://health.clevelandclinic.org/what-is-prep-and-who-should-take-it/
Ngày truy cập: 20/03/2023
Pre-exposure prophylaxis (PrEP) | healthdirect
https://www.healthdirect.gov.au/Pre-exposure-prophylaxis-PrEP
Ngày truy cập: 20/03/2023
PrEP and HIV (plannedparenthood.org)
https://www.plannedparenthood.org/learn/stds-hiv-safer-sex/hiv-aids/prep
Ngày truy cập: 20/03/2023
Pre-exposure prophylaxis (PrEP) for HIV prevention – Better Health Channel
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/pre-exposure-prophylaxis-for-HIV-prevention
Ngày truy cập: 20/03/2023

Phiên bản hiện tại

27/03/2023

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lê Thị Mỹ Châu

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không? Cách phòng ngừa bệnh HIV

Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lê Thị Mỹ Châu

Bệnh truyền nhiễm · Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 27/03/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo