Sáp nha khoa có công dụng gì hay dùng sáp chỉnh nha để làm gì? Những người đeo niềng răng, nhất là niềng răng kim loại, thường bị đau vì dễ bị vướng mắc cài vào môi, má trong… gây ra các vết rách miệng, chảy máu… Chính vì vậy, đây là những đối tượng nên dùng sáp nha khoa. Sáp chỉnh nha đóng vai trò như một rào cản chắn giữa mắc cài và môi, má trong hoặc lưỡi của người sử dụng. Công dụng chính của sáp nha khoa là giúp giảm bớt cơn đau và sự khó chịu khi đeo khí cụ niềng răng. Sáp thường được bôi vào xung quanh mắc cài để hạn chế sự cọ xát gây kích ứng lên má trong, môi và lưỡi.
Bên cạnh đó, nếu bị mẻ, nứt hoặc gãy một chiếc răng, trong khi bạn chờ cuộc hẹn với nha sĩ, sáp nha khoa có thể là một giải pháp tốt để hạn chế việc các góc răng sắc nhọn làm tổn thương lưỡi và các mô mềm bên trong khoang miệng.
Ngoài ra, sáp nha khoa cũng có thể được dùng để làm giảm các cơn đau răng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tình trạng đau răng có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu bạn từng trám răng và miếng trám bị hư hỏng, nứt ra… khiến bạn đau răng, thì sáp chỉnh nha có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng ê buốt và đau nhức trong thời gian ngắn, lúc ấy sáp nha khoa có tác dụng như miếng trám tạm che lại lỗ sâu. Nếu bạn bị bệnh nướu răng, sâu răng viêm tủy… thì sẽ không thể sử dụng sáp chỉnh nha để giảm cơn đau. Trong trường hợp này, hãy đặt lịch khám với nha sĩ càng sớm càng tốt để được khám chữa kịp thời.
Mách bạn 7 bước trong cách dùng sáp nha khoa đúng chuẩn
Bạn có từng băn khoăn cách sử dụng sáp nha khoa như thế nào để có hiệu quả? Đối với những người lần đầu dùng sáp chỉnh nha, ắt hẳn rằng sẽ có nhiều thắc mắc về cách sử dụng. Những bước sau đây sẽ hướng dẫn cách sử dụng sáp nha khoa cho bạn:
Bước 1: Chọn sáp nha khoa
Sau khi lắp mắc cài, nha sĩ sẽ cung cấp cho bạn những vật dụng cần thiết cho quá trình đeo niềng răng của bạn và thông thường sẽ bao gồm cả sáp nha khoa. Nếu không nhận được sáp chỉnh nha, bạn có thể mua ở hiệu thuốc hoặc tham khảo nha sĩ loại sáp phù hợp. Bởi vì bạn sẽ phải ngậm trực tiếp sáp nha khoa trong miệng và đôi khi có thể vô tình nuốt phải sáp, nên hãy chọn sử dụng sản phẩm đáng tin cậy.
Bước 2: Rửa tay
Trước khi bôi sáp lên răng, bạn cần rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây và lau khô thật kỹ. Điều này sẽ ngăn ngừa vi khuẩn và vi trùng theo tay vào miệng.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng

Để giảm vi khuẩn tích tụ trong răng và loại bỏ thức ăn cũng như mảng bám, hãy chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách trước khi bôi sáp chỉnh nha.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!