backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Chuyên gia nha khoa giải đáp: Niềng răng mất bao lâu thì tháo được?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy · Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 12/12/2023

    Chuyên gia nha khoa giải đáp: Niềng răng mất bao lâu thì tháo được?

    Thời gian niềng răng mất bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ độ tuổi, mức độ phức tạp của răng, loại mắc cài… cũng như chính thói quen chăm sóc răng miệng của bạn.

    Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha giúp sắp xếp lại vị trí của răng, cải thiện khớp cắn và thẩm mỹ của khuôn mặt. Niềng răng có thể được áp dụng cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn. Vậy niềng răng mất bao lâu thì tháo được? Nếu bạn đang có thắc mắc tương tự thì hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

    Những ai cần niềng răng chỉnh nha?

    Có thể nói, bất kỳ ai có bất kỳ tình trạng răng miệng nào dưới đây đều có thể cần niềng răng:

  • Răng khấp khểnh, mọc chen chúc: Đây là tình trạng răng mọc không đều, không thẳng hàng, khiến khuôn miệng mất thẩm mỹ.
  • Răng hô, móm: Khi răng hàm trên nhô ra nhiều so với hàm dưới () hoặc hàm dưới nhô ra nhiều so với hàm trên (móm) có thể ảnh hưởng đến khớp cắn, gây khó khăn trong việc ăn nhai và phát âm.
  • Răng thưa: Việc giữa các răng có khoảng trống sẽ vừa gây mất thẩm mỹ, vừa tạo điều kiện cho thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng, gây ra sâu răng. 
  • Răng xô lệch, sai khớp cắn: Tình trạng này có thể gây khó khăn trong việc ăn nhai, phát âm và có thể dẫn đến các bệnh lý răng miệng khác.
  • Bên cạnh đó, không ít người đã thắc mắc độ tuổi thích hợp để niềng răng là bao nhiêu. Theo các chuyên giam độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng là từ 12 đến 18 tuổi, khi xương hàm vẫn đang phát triển. Ở độ tuổi này, răng và xương hàm dễ dàng di chuyển hơn, giúp quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phương pháp niềng răng có thể được áp dụng cho mọi lứa tuổi, kể cả người lớn.

    Giải đáp thắc mắc: Thời gian niềng răng mất bao lâu? 

    thời gian niềng răng mất bao lâu

    Thời gian niềng răng mất bao lâu hay niềng răng mất bao lâu thì tháo được? Câu trả lời là tùy vào đối tượng và hình thức niềng răng mà bạn sử dụng. Cụ thể:

    1. Trẻ em 

    Theo các chuyên gia nha khoa thì đối với trẻ em thời gian niềng răng mất bao lâu sẽ dựa vào loại niềng mà bố mẹ chọn thực hiện cho bé. Cụ thể như sau:

    Loại niềng răng Thời gian trung bình 
      Niềng răng kim loại   1 – 2 năm
      Niềng răng sứ   1,5 – 2,5 năm
      Niềng răng mắc cài tự buộc   1 – 2 năm
      Niềng răng mặt lưỡi   1,5 – 2,5 năm
      Bộ chỉnh răng trong suốt   1 – 2 năm

    2. Người lớn 

    Khi được tư vấn niềng răng để chỉnh nha hay có ý định niềng răng, nhiều người thường quan tâm đến thời gian niềng răng. Họ thường đưa ra các thắc mắc như niềng răng mất bao lâu, niềng răng mắc cài kim loại mất bao lâu, niềng răng trong suốt mất bao lâu… Theo các chuyên gia nha khoa, thời gian niềng răng đối với người lớn cũng rất đa dạng, cụ thể như sau:

    Loại niềng răng Thời gian trung bình
      Niềng răng mắc cài kim loại   18 – 36 tháng
      Niềng răng sứ   24 – 36 tháng
      Niềng răng mắc cài tự buộc   18 – 30 tháng
      Niềng răng mặt lưỡi   24 – 36 tháng
      Bộ chỉnh răng trong suốt   12 – 24 tháng

    Có thể bạn quan tâm

    6 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng mà bạn nên biết 

    thời gian niềng răng mất bao lâu

    Theo các chuyên gia, ngoài khí cụ dùng để niềng răng như đã nêu ở trên thì có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Chẳng hạn như: 

    1. Độ tuổi

    Độ tuổi tiến hành niềng răng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc thời gian niềng răng mất bao lâu. Ở độ tuổi phù hợp, răng dễ dàng di chuyển đúng vị trí hơn, giúp quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, niềng răng chỉnh nha có thể được áp dụng cho mọi lứa tuổi, kể cả người lớn. Thời gian niềng răng của người lớn tuổi thường lâu hơn người trẻ. 

    2. Tình trạng phức tạp của răng

    Mức độ phức tạp của răng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Nếu răng chỉ xô lệch nhẹ, thời gian niềng răng sẽ ngắn hơn so với trường hợp răng lệch lạc nặng, cần phải nhổ răng hoặc phẫu thuật hàm. 

    3. Loại mắc cài

    Loại mắc cài cũng ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Mắc cài tự buộc thường giúp rút ngắn thời gian niềng răng so với mắc cài truyền thống, tuy nhiên không đáng kể, chỉ trong 1 số trường hợp nhất định mắc cài tự buộc sẽ nhanh hơn ở giai đoạn đầu.

    4. Trình độ tay nghề của nha sĩ

    Trình độ tay nghề của nha sĩ đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến việc niềng răng mất bao lâu. Nha sĩ có trình độ tay nghề cao sẽ có thể lên phác đồ điều trị chính xác và hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian niềng răng. 

    5. Thói quen vệ sinh răng miệng

    Thói quen vệ sinh răng miệng sẽ tác động đến thời gian niềng răng. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách, có thể dẫn đến các vấn đề như sâu răng, viêm lợi… khiến thời gian niềng răng kéo dài hơn. 

    6. Tuân thủ lịch tái khám và hợp tác mang khí cụ hỗ trợ

    Việc tuân thủ lịch tái khám cũng ảnh hưởng đến thời gian niềng răng mất bao lâu. Bạn nên tái khám với bác sĩ theo lịch hẹn để được kiểm tra và điều chỉnh lực kéo phù hợp, giúp răng di chuyển đúng vị trí theo kế hoạch. Nếu bạn không tuân thủ lịch tái khám, có thể dẫn đến các vấn đề như răng di chuyển không đều, thời gian niềng răng kéo dài hơn. 

    Niềng răng là điều trị cần có sự tuân thủ và hợp tác của khách hàng trong suốt quá trình điều trị để đạt kết quả tốt nhất, ví dụ: giữ gìn khí cụ, không sút mắc cài, mang khí cụ đủ thời gian, mang thun đúng chỉ định và đủ thời gian…

    Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc niềng răng mất bao lâu thì tháo được. Từ đó, bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân và có lộ trình chăm sóc răng miệng phù hợp nhất. Đừng quên truy cập Hello Bacsi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chủ đề chăm sóc răng miệng bạn nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy

    Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 12/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo