Bạn đọc hỏi:
Chào bác sĩ, mẹ tôi năm nay 59 tuổi, đã mãn kinh được vài năm. Vừa rồi, tôi đưa mẹ đi khám phụ khoa thì bác sĩ chẩn đoán bà bị sa sinh dục độ 3. Bác sĩ cho hỏi: Sa sinh dục có di truyền không? Làm thế nào để phòng ngừa căn bệnh này?
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Chào bác sĩ, mẹ tôi năm nay 59 tuổi, đã mãn kinh được vài năm. Vừa rồi, tôi đưa mẹ đi khám phụ khoa thì bác sĩ chẩn đoán bà bị sa sinh dục độ 3. Bác sĩ cho hỏi: Sa sinh dục có di truyền không? Làm thế nào để phòng ngừa căn bệnh này?
Nguyễn Thị Kiều Thanh, 34 tuổi, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Với câu hỏi sa sinh dục có di truyền không, làm thế nào để phòng ngừa, bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, hiện đang theo học tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và là chuyên gia tham vấn y khoa cho các chuyên mục Sức khỏe phụ nữ, Mang thai của website Hello Bacsi, sẽ giải đáp như sau:
Trước khi trả lời câu hỏi sa sinh dục có di truyền không, làm thế nào để phòng ngừa, bác sĩ Nhung xin đề cập đôi nét về bệnh sa sinh dục để bạn có thêm thông tin:
Sa sinh dục là tình trạng bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ. Bình thường các cơ quan này được nâng đỡ bởi các cơ, tổ chức liên kết và dây chằng, vì một lý do nào đó, các tổ chức nâng đỡ này yếu, nhão đi gây ra tình trạng sa sinh dục với các mức độ khác nhau.
Đây là một bệnh lý phụ khoa lành tính thường gặp ở phụ nữ nhất là ở độ tuổi mãn kinh. Sa sinh dục có thể gây khó chịu, mất thẩm mỹ làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt, lao động của chị em phụ nữ.
Nguy cơ chính dẫn đến bệnh lý này là:
Đa phần sa sinh dục tiến triển chậm, diễn ra thầm lặng và thường được phát hiện ra qua thăm khám định kỳ hoặc tới khi sờ thấy khối sa lồi vùng âm hộ. Bệnh thường biểu hiện khi đã sa lâu, mức độ cao, với các triệu chứng thường gặp là:
Với câu hỏi sa sinh dục có di truyền không, làm thế nào để phòng ngừa hay sa sinh dục có phải là bệnh lý di truyền? Đọc đến đây hẳn bạn đã rõ sa sinh dục là không phải là bệnh lý di truyền. Vì thế, bạn không cần quá lo lắng bản thân sẽ di truyền bệnh lý này từ mẹ. Tuy nhiên bạn cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ để phòng tránh bệnh lý này nhé.
Để phòng tránh sa sinh dục, bạn hãy:
Bạn có thể xem thêm các bài viết:
Sa tử cung (Sa sinh dục): Cách nhận biết và chữa trị
Sa tử cung có quan hệ được không? Tìm hiểu ngay!
Mách mẹ sau sinh 6 bài tập chữa sa tử cung (sa sinh dục) tại nhà
Trân trọng!
Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
(ngày)
Số ngày hành kinh
(ngày)
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Pelvic Support Problems
https://www.acog.org/womens-health/faqs/pelvic-support-problems
Ngày truy cập 18/02/2022
Pelvic Floor Disorders
https://medlineplus.gov/pelvicfloordisorders.html
Ngày truy cập 18/02/2022
Pelvic Support Problems
https://hhma.org/healthadvisor/aha-pelvsupp-wha/
Ngày truy cập 18/02/2022
Pelvic Support Problems
https://www.chcrr.org/health-topic/pelvic-support-problems/
Ngày truy cập 18/02/2022
Làm gì để dự phòng sa sinh dục
https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/benh-phu-khoa/lam-gi-de-du-phong-sa-sinh-duc/ Ngày truy cập 18/02/2022
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!