Cắt bỏ tử cung sống được bao lâu? Theo thống kê, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam năm 2022 là 80 tuổi. Nếu chỉ cắt bỏ tử cung, quá trình lão hóa và hormone sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể. Nói cách khác, việc cắt bỏ tử cung không rút ngắn tuổi thọ của phụ nữ. Sau phẫu thuật, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe nếu duy trì chăm sóc sức khỏe định kỳ.
Tuy nhiên, việc cắt bỏ tử cung và buồng trứng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của phụ nữ. Theo nghiên cứu, việc mất estrogen đột ngột do cắt bỏ buồng trứng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác. 78% ca cắt bỏ tử cung có thể đi kèm với cắt bỏ buồng trứng ở phụ nữ từ 45-64 tuổi. Theo đó, tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng có thể bị ảnh hưởng bởi rủi ro từ các bệnh lý:
- Đột quỵ
- Tim mạch vành
- Trầm cảm và căng thẳng
- Chứng mất trí nhớ, suy giảm nhận thức, Parkinson.
>> Đọc ngay: Cắt tử cung qua ngả âm đạo: Những điều cần biết
Những biến chứng có thể xảy ra sau khi cắt tử cung

Cắt bỏ tử cung và buồng trứng được đánh giá là hình thức phẫu thuật an toàn với tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào khác, việc cắt bỏ buồng trứng và tử cung vẫn có một tỷ lệ rủi ro và biến chứng tiềm ẩn ảnh hưởng đến tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng.
Rủi ro sau khi phẫu thuật
Những rủi ro tiềm ẩn và tác dụng phụ đối với phụ nữ khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung gồm có:
- Nhiễm trùng
- Phản ứng gây mê
- Chảy máu nặng trong hoặc sau phẫu thuật
- Khả năng tổn thương các cơ quan lân cận như: bàng quang, ruột, niệu quản, mạch máu và dây thần kinh
- Cục máu đông ở chân có thể di chuyển đến phổi
- Các vấn đề về hô hấp hoặc tim liên quan đến gây mê.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!