backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tampon: Mối nguy cơ sốc độc tố

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thanh Hiền · Ngày cập nhật: 13/09/2017

Tampon: Mối nguy cơ sốc độc tố

Những ngày đèn đỏ thực sự khiến không ít chị em phải đau đầu. Ngoài vấn đề phải chống chọi với những thay đổi thể chất, chị em phụ nữ còn phải chọn cho mình những giải pháp an toàn để tránh bị tràn ra ngoài.

Tampon là một loại “băng vệ sinh hiện đại” được đưa vào bên trong “cô bé”. Khác với các loại băng vệ sinh khác, tampon có khả năng thấm hút rất mạnh, không rò rỉ, giúp “cô bé” luôn sạch sẽ và khô thoáng. Nhưng đến nay có nhiều nguyên nhân cho thấy những tác động tiêu cực của tampon, từ đó khuyến cáo chị em không nên sử dụng loại băng vệ sinh này.

Tampon là gì?

Tampon là loại băng vệ sinh có hình dáng một chiếc que, nhỏ bằng đầu ngón tay, dài khoảng 4−5 cm, làm từ cotton hoặc sợi tổng hợp nên khả năng thấm hút rất tốt. Hơn nữa, hình dạng và cấu tạo của nó giúp bạn dễ dàng chèn vào bên trong âm đạo.

Cấu tạo của tampon

Bên ngoài tampon bằng nhựa hoặc bìa cứng có cấu tạo như ống tiêm. Có hai ống lồng vào nhau, ống hút nằm bên ngoài, bên trong là ống tiêm. Đầu ống hút hình tròn và bề mặt trơn mịn. Ống tiêm được bọc trong ống ngoài và được giữ bằng cơ chế khóa. Tampon có một đoạn dây nhỏ để tiện cho việc lấy ra và kiểm soát.

Mặc dù cùng có chức năng thấm hút nhưng cơ chế hoạt động của tampon có sự khác biệt lớn với băng vệ sinh dạng cánh. Ống bên ngoài được đưa vào âm đạo sau đó ống trong được đẩy vào ống ngoài. Tampon sẽ được đưa vào trong âm đạo để thấm hút máu kinh không cho chảy ra ngoài.

Nguy cơ sốc độc tố khi sử dụng tampon

Hội chứng sốc độc tố (toxic shock syndrome – viết tắt là TSS) là hội chứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Hội chứng này do hai loại vi khuẩn chính là staphylococcus aureus và streptococcus pyogenes gây ra. Đây là những vi khuẩn có thể sản sinh chất độc. Ở nhiều người, hệ miễn dịch của họ không đủ sức chống lại độc tố, do đó các độc tố này tấn công cơ thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Hội chứng sốc độc có thể xảy ra với bất cứ ai, không phân biệt giới tính hay độ tuổi, nhưng hội chứng này thường gặp nhất ở chị em phụ nữ sử dụng băng vệ sinh. Hiện nay, hơn 1 nửa trường hợp sốc độc ghi nhận được là do phụ nữ sử dụng tampon.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sốc nhiễm độc là do băng vệ sinh thấm hút quá nhanh, khiến môi trường âm đạo bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn staphylococcus aureus phát triển. Độc tố do vi khuẩn này sản sinh ra sẽ được hấp thu vào máu, giải phóng độc tố độc hại, gây nhiễm độc, tình trạng này xấu đi nhanh chóng và nhiễm trùng có thể gây suy thận hoặc cuối cùng là tử vong nếu không điều trị kịp thời. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng tampon khi âm đạo đang bị viêm nhiễm, lở loét.

Các triệu chứng của hội chứng này khá giống với bệnh cúm. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng như bệnh cúm trong thời kỳ kinh nguyệt và bạn đang sử dụng tampon thì hãy ngưng sử dụng ngay và đổi sang sử dụng loại băng thông thường. Để đảm bảo an toàn hơn nữa, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra và phát hiện tình trạng sốc độc tố kịp thời.

Các triệu chứng của sốc độc tố:

  • Nhiệt độ đột ngột cao (102 độ F/38,9°C trở lên);
  • Nôn mửa;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Phát ban da nắng;
  • Đau cơ;
  • Chóng mặt;
  • Ngất xỉu hoặc cảm thấy mệt mỏi khi đứng lên.
  • Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện cách 2-−3 ngày sau khi bạn bị nhiễm staphylococcus hoặc streptococcus. Tình trạng có thể thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

    Sốc độc tố là một hội chứng nguy hiểm bạn không nên xem thường. Để phòng tránh hội chứng này, chị em phụ nữ nên hạn chế sử dụng tampon. Bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thành phần của băng vệ sinh để lựa chọn loại phù hợp cũng như an toàn cho bản thân.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Thanh Hiền · Ngày cập nhật: 13/09/2017

    ad iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    ad iconQuảng cáo
    ad iconQuảng cáo