backup og meta

6 điều bạn nên biết về băng vệ sinh tampon

6 điều bạn nên biết về băng vệ sinh tampon

Bạn có thể thỏa thích đi bơi dịp đèn đỏ nhờ sử dụng băng vệ sinh tampon? Mặc dù rất hữu ích nhưng đừng quá lạm dụng kẻo nguy cho sức khỏe nhé!

Trong khi người Ai Cập cổ đại sử dụng giấy cói, phụ nữ châu Á dùng giấy mềm và rêu để thấm hút trong những ngày đèn đỏ thì ngày nay, các nàng có thêm sự lựa chọn tiện lợi hơn là băng vệ sinh tampon. Tuy nhiên, tampon thật sự rất phổ biến ở châu Âu, còn ở Việt Nam vẫn chưa được dùng rộng rãi, vì thế bạn nên biết một vài điều dưới đây để quyết định mình có nên sử dụng tampon không nhé.

1. Bạn cần thay tampon thường xuyên 

Vi khuẩn thường trú ở âm đạo là những vi khuẩn có lợi. Nhưng khi bạn đưa tampon vào âm đạo của mình, thì những vi khuẩn như tụ cầu vàng, có thể tăng trưởng nhiều lên và sản sinh độc chất. Những chất độc này có thể xâm nhập vào máu và gây nên hội chứng sốc nhiễm độc.

Bạn nên biết rằng thời gian băng vệ sinh tampon nằm ở âm đạo càng lâu thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao. Vì thế, dù rằng hội chứng sốc nhiễm độc rất hiếm khi xảy ra nhưng hãy bảo vệ bản thân bằng cách thay băng vệ sinh tampon sau khi đã dùng vài giờ nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Băng vệ sinh tampon loại nào tốt? Top 9 tampon phù hợp với nhiều đối tượng và dễ sử dụng

2. Chỉ dùng tampon trong ngày đèn đỏ

Bạn có thể cảm thấy khó chịu vì dịch tiết âm đạo ra nhiều, bạn lo lắng sẽ bị nhiễm trùng hay quan hệ tình dục không an toàn hoặc đơn giản chỉ là muốn sạch sẽ, khô ráo. Bạn có thể tìm đến băng vệ sinh tampon như là một giải pháp nhất thời. Trong khi chưa có nhiều nghiên cứu thực tế về vấn đề trên, các bác sĩ đều khuyên bạn không nên sử dụng tampon nếu bạn không đang trong kỳ đèn đỏ.

Đầu tiên, bạn sẽ hầu như quên mất là mình đang sử dụng tampon và như đã nói ở trên, bạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thứ hai, dịch tiết âm đạo có thể thông báo tình hình sức khỏe cơ thể bạn như nhiễm khuẩn âm đạo, kích thích âm đạo hay đơn giản là chất dịch cần được thải ra ngoài. Khi bạn sử dụng băng vệ sinh tampon mà không phải vì đèn đỏ, có thể gây hại cho âm đạo, thậm chí tổn thương và gây đau vì sự khô xơ của tampon.

dieu-ban-nen-biet-ve-tampon

3. Tính an toàn của tampon 

Có ít nghiên cứu về tính an toàn của tampon, chỉ có một số khảo sát các thành phần hóa học trong tampon và một số nghiên cứu khác về hậu quả lâu dài khi sử dụng tampon như vô sinh, lạc nội mạc tử cung. Nhưng kết quả nghiên cứu vẫn chưa được công bố.

4. Tampon khá đắt tiền

Hầu như phụ nữ đều cho rằng băng vệ sinh tampon, băng vệ sinh thông thường và những vật dụng khác dành cho kỳ kinh nguyệt là những vật vệ sinh cơ bản. Vì thế, ở một số bang của Mỹ, Canada và Anh, phụ nữ đã đề nghị không nên thu thuế cho các sản phẩm trên. Còn ở Việt Nam, sự phổ biến của tampon còn thấp và giá cả cũng khá cao so với những mặt hàng thông dụng như băng vệ sinh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tổng hợp 5 loại băng vệ sinh thảo dược kháng khuẩn cho ngày “đèn đỏ”

5. Tampon có thể báo hiệu sức khỏe bạn

Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng trong tương lai không xa, băng vệ sinh tampon có thể phân tích máu trong kỳ kinh phụ nữ nhằm cho biết tình trạng nhiễm trùng, vấn đề liên quan đến thụ tinh, pH của âm đạo hay lạc nội mạc tử cung. Nhiều nhà khoa học đang quan tâm đến hướng phát triển này.

6. Có nhiều lựa chọn thay thế tampon

dieu-ban-nen-biet-ve-tampon

Bên cạnh băng vệ sinh truyền thống, ý thức bảo vệ môi trường đã khiến nhiều sản phẩm khác ra đời như cốc nguyệt san, miếng bọt biển và cả đồ lót hấp thu dịch. Những sản phẩm này ra đời với nhiều kích cỡ, màu sắc, hình dạng và đặc tính để thu hút người sử dụng.

Gần đây, cốc nguyệt san ngày càng được quan tâm và chú ý của nhiều phụ nữ trẻ hơn. Miếng bọt biển thì phải đưa vào âm đạo, vì thế có thể tăng nguy cơ bị hội chứng sốc nhiễm độc, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách lấy ra và rửa sạch mỗi 3 giờ. Trong khi đó, đồ lót hấp thu dịch là sản phẩm mới và chưa được kiểm chứng.

Hãy tìm hiểu thêm về các giải pháp thay thế để có lựa chọn an toàn nhất mỗi khi kỳ kinh nguyệt ghé thăm bạn nhé!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. The Facts on Tampons—and How to Use Them Safely
https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/facts-tampons-and-how-use-them-safely
Truy cập ngày 25/6/2022

2. Are Scented Tampons and Pads Bad for You?
https://health.clevelandclinic.org/are-scented-tampons-and-pads-bad-for-you/
Truy cập ngày 25/6/2022

3. Retained tampon or other object
https://www.healthdirect.gov.au/retained-object-or-tampon
Truy cập ngày 25/6/2022

4. How Bad Is It Really to Wear a Tampon for Longer Than 8 Hours?
https://www.livestrong.com/article/13729363-how-long-can-you-wear-a-tampon/
Truy cập ngày 25/6/2022

5. Tampons, Pads, and Other Period Supplies
https://kidshealth.org/en/teens/supplies.html
Truy cập ngày 25/6/2022

Phiên bản hiện tại

27/06/2022

Tác giả: Thanh Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Linh Hồ


Bài viết liên quan

Từ A đến Z: Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai, thụ thai, bảo vệ sức khỏe

Bạn đã dùng băng vệ sinh đúng cách?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Thảo · Ngày cập nhật: 27/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo