backup og meta

Âm đạo nhỏ có làm khó quan hệ không, khắc phục thế nào?

Âm đạo nhỏ có làm khó quan hệ không, khắc phục thế nào?

Nhiều phụ nữ  nghĩ rằng âm đạo nhỏ thì sẽ khó khăn hơn khi bước vào cuộc yêu. Song trên thực tế, “đường hầm” của phái nữ có thể thay đổi kích thước khi gặp “gậy thần”! Nếu không phải vì âm đạo nhỏ, nguyên nhân “cậu nhỏ” không vào được “cô bé” là gì?

Âm đạo là phần mô cơ và hình ống của cơ quan sinh dục nữ, kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Hãy cùng tìm hiểu về những điều bạn nên biết về âm đạo để xua tan những lo lắng không đáng có vì âm đạo nhỏ hay to nhé.

Âm đạo nhỏ vẫn có thể quan hệ bình thường

âm đạo nhỏ

Nếu thấy âm đạo bị đau hoặc khó chịu khi “tiếp nhận” dương vật, bạn có thể lo lắng âm đạo của bạn quá nhỏ hoặc quá chặt để quan hệ tình dục. Sự thật là hầu như không có âm đạo nào quá nhỏ gây khó khăn cho việc giao hợp. Vậy nguyên nhân cậu nhỏ không vào được cô bé là gì? Theo các chuyên gia, đôi khi bạn phải có sự chuẩn bị cho bước dạo đầu để dương vật có thể thâm nhập vào “đường hầm” dễ dàng.

Trong trạng thái bình thường, âm đạo là một ống dài từ 7 – 10cm. Kích thước này có vẻ không đủ dài đối với một số dương vật hoặc đồ chơi tình dục. Tuy nhiên, khi được kích thích thì âm đạo sẽ phát triển dài ra và rộng hơn. Âm đạo cũng tiết ra chất bôi trơn tự nhiên. Nếu bạn bị đau hoặc khó thâm nhập khi giao hợp, đó có thể là dấu hiệu bạn chưa được kích thích đủ chứ không phải âm đạo nhỏ.

Vì sao “cậu nhỏ” không vào được “cô bé”?

âm đạo nhỏ

Âm đạo thay đổi rất nhiều trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Chức năng chính của âm đạo là để quan hệ tình dục và sinh con. Cả hai hoạt động này đều làm thay đổi hình dạng và độ khít của âm đạo. Nếu bạn cảm thấy làm chuyện ấy khó khăn, không hẳn là vì lỗ âm đạo nhỏ mà rất có thể là do những nguyên nhân phổ biến sau đây:

1. Chấn thương hoặc sang chấn tâm lý khiến bạn khó quan hệ

Việc gặp phải một chấn thương vùng xương chậu hoặc bộ phận sinh dục (chẳng hạn như rạch tầng sinh môn) có thể gây đau đớn khi quan hệ tình dục. Bạn nên chờ cho đến khi hồi phục hoàn toàn rồi mới quan hệ. Nếu từng bị lạm dụng tình dục, bạn có thể gặp khó khăn trong đời sống chăn gối nếu không được điều trị đầy đủ cả về thể chất và tâm lý.

2. Âm đạo có bất thường bẩm sinh

“Cô bé” quá nhỏ không quan hệ được hay âm đạo nhỏ nên khó quan hệ, lỗ âm đạo nhỏ khó quan hệ có đúng không? Câu trả lời là không mà theo các chuyên gia sức khỏe, một số phụ nữ khi được sinh ra đã có màng trinh rất dày hoặc không linh hoạt nên gặp khó khăn khi quan hệ thâm nhập. Trong khi quan hệ tình dục, dương vật chạm vào màng trinh gây đau đớn. Ngay cả sau khi màng trinh đã bị rách, nó vẫn có thể khiến bạn bị đau trong khi quan hệ tình dục.

3. Khó quan hệ do chứng co thắt âm đạo

“Cô bé” quá nhỏ không quan hệ được là do đâu? Đôi khi không phải vì âm đạo nhỏ không quan hệ được mà tình trạng khó quan hệ là do chứng co thắt âm đạo gây co thắt cơ sàn chậu. Trước khi thâm nhập, tình trạng này khiến các cơ sàn chậu thắt chặt quá nhiều đến mức dương vật hoặc đồ chơi tình dục không thể thâm nhập. Chứng co thắt này có thể xảy ra do bạn quá lo lắng hoặc sợ hãi. Một số người mắc bệnh này cũng gặp khó khăn khi sử dụng băng vệ sinh dạng tampon, cốc nguyệt san hoặc khám phụ khoa.

4. Thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh

Khi quan hệ khó thâm nhập vào âm đạo được là tình trạng phổ biến ở những người đang trong giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh.

Khi nồng độ estrogen giảm xuống, chất bôi trơn tự nhiên mà âm đạo tiết ra có thể không đủ để hỗ trợ sự thâm nhập diễn ra dễ dàng. Bên cạnh đó, các mô của âm đạo cũng trở nên mỏng hơn trong giai đoạn này. Điều này không có nghĩa là âm đạo của bạn lỏng lẻo hơn, nhưng cảm giác nhạy cảm khi bị thâm nhập có thể thay đổi. Hãy sử dụng thêm các chất bôi trơn để “cuộc yêu” diễn ra thuận lợi hơn bạn nhé.

Ngoài ra, tình trạng đau khi giao hợp có thể là dấu hiệu một số vấn đề sinh lý và bệnh lý như nhiễm trùng, tổn thương hoặc dị tật bẩm sinh. Do đó, nếu thường xuyên cảm thấy đau khi giao hợp, bạn nên đi khám phụ khoa để xác định nguyên nhân. Từ đó có thể nhận được cách hỗ trợ hay điều trị hiệu quả!

Âm đạo nhỏ trở lại sau khi sinh

âm đạo nhỏ

Những lời đồn có thể khiến bạn tin rằng âm đạo giãn rộng là do “hao mòn” hoặc mở rộng quá nhiều sau khi sinh nở. Tuy nhiên, điều đó không đúng. Chuyển dạ và sinh con là một trong những hoạt động có thể dẫn đến thay đổi lớn về độ khít của âm đạo. Tuy nhiên, sau đó, âm đạo của bạn sẽ cô hồi lại theo thời gian.

Nếu vừa mới sinh con, bạn có thể thực hiện bài tập kegel để cải thiện chức năng sàn chậu. Việc các cơ sàn chậu săn chắc hơn sẽ không thay đổi kích thước âm đạo của bạn, nhưng có thể giúp bạn kiểm soát âm đạo tốt hơn và tận hưởng cực khoái khi làm chuyện ấy và ngăn ngừa rò rỉ nước tiểu, một vấn đề phổ biến sau khi sinh.

Cách cải thiện tình trạng âm đạo nhỏ bằng bài tập kegel

  • Tìm cơ cần tác động khi đi tiểu: Trong khi đi tiểu, hãy điều chỉnh cơ sàn chậu của bạn để cố gắng ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Hãy giữ cơ co trong 4 giây sau đó thả ra. Đừng thực hiện trong mọi lần đi tiểu mà chỉ thực hiện khi bạn tìm hiểu loại cơ nào cần được thắt chặt.
  • Dùng tay để tìm cơ sàn chậu: Nếu không muốn thực hiện bài tập kể trên trong khi đi tiểu, bạn có thể chèn một hoặc hai ngón tay vào âm đạo và siết các cơ âm đạo lại. Nếu có thể cảm thấy âm đạo của bạn thắt chặt xung quanh ngón tay của bạn, thậm chí chỉ vừa đủ nghĩa là bạn sử dụng đúng cơ. Thao tác này cũng thường được các chị em mách nhỏ nhau như một cách nhận biết cô bé khít hay giãn rộng.

Bạn có thể thực hiện từ 5 đến 10 động tác này mỗi lần và cố gắng thực hiện từ 5 đến 10 lần mỗi ngày. Giống như các bài tập khác, việc thực hành đều đặn và sự kiên nhẫn của bạn sẽ được đền đáp. Trong 2 – 3 tháng, bạn sẽ có thể cảm nhận được sự cải thiện. Bạn sẽ cảm thấy độ nhạy cảm được tăng lên khi quan hệ tình dục, bất kể bạn có âm đạo nhỏ hay bị giãn rộng.

Nếu bạn bị đau khi quan hệ thì không nên chịu đựng mà hãy tạm ngưng để đi tìm giải pháp. Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng âm đạo nhỏ hay to (âm đạo se khít hay giãn rộng) đều có thể cải thiện được. Nếu bạn cảm thấy lo lắng khi bị đau, khó chịu hoặc chảy máu trong khi quan hệ tình dục, hãy đi khám để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vaginismus

https://www.nhs.uk/conditions/vaginismus/ Ngày truy cập: 6/2/2023

Tight and painful vagina

https://www.thewomens.org.au/health-information/sex-sexuality/sex-problems/tight-and-painful-vagina Ngày truy cập: 6/2/2023

Vagina: What’s typical, what’s not

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/vagina/art-20046562 Ngày truy cập: 6/2/2023

Menopause and sexuality

https://www.womenshealth.gov/menopause/menopause-and-sexuality Ngày truy cập: 6/2/2023

Tight and painful vaginal

http://thewomens.org.au/health-information/sex-sexuality/sex-problems/tight-and-painful-vagina Ngày truy cập: 6/2/2023

 

Phiên bản hiện tại

15/04/2024

Tác giả: Hồng Nhung

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ độ tuổi có kinh nguyệt: Những điều bạn cần biết!

Sức khỏe là sắc đẹp. Là phụ nữ, hãy giữ mình luôn xinh đẹp!


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Hồng Nhung · Ngày cập nhật: 15/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo