backup og meta

4 biểu hiện sau khi đặt thuốc phụ khoa thường gặp

4 biểu hiện sau khi đặt thuốc phụ khoa thường gặp

Thuốc đặt phụ khoa (hay thuốc đặt âm đạo) là viên thuốc hình viên đạn dùng để đặt vào âm đạo nhằm điều trị các bệnh phụ khoa. Vậy làm sao để bạn biết mình đã đặt đúng cách để thuốc phát huy hiệu quả chữa bệnh? Những biểu hiện sau khi đặt thuốc phụ khoa sẽ trông như thế nào? 

Nhiều chị em thắc mắc sau khi đặt thuốc phụ khoa có hiện tượng gì? Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu thông tin cụ thể ngay sau đây!

Thuốc đặt phụ khoa là thuốc gì?

Thuốc đặt phụ khoa (Vaginal Suppositories) là thuốc giúp cân bằng môi trường âm đạo, hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và có khả năng kháng viêm. Thuốc đặt phụ khoa thường được bào chế ở dạng viên nén, thể rắn và được sử dụng bằng cách đặt vào bên trong âm đạo.

3 loại thuốc đặt phụ khoa phổ biến:

  • Thuốc đặt có chứa một loại kháng sinh.
  • Thuốc đặt có chứa nhiều kháng sinh (tiêu diệt nhiều tác nhân gây bệnh cùng một lúc).
  • Thuốc chứa hormone estrogen giúp cải thiện môi trường âm đạo và hỗ trợ hoạt động tình dục.

Sau khi đặt thuốc vào âm đạo, viên thuốc tan dần thành chất lỏng nhờ vào nhiệt độ của cơ thể. Đây cũng là lúc thuốc bắt đầu phản ứng và phát huy tác dụng của nó. Vậy những biểu hiện sau khi đặt thuốc phụ khoa thường gặp là gì? 

4 biểu hiện sau khi đặt thuốc phụ khoa thường gặp

1. Thuốc ra bã, dịch tiết âm đạo có màu lạ

Thông thường, sau khi đặt thuốc phụ khoa từ 15 – 30 phút là thuốc bắt đầu tan ra bã. Khi đó, dấu hiệu thuốc ra bã kèm theo hiện tượng khí hư có màu đỏ, hồng hay vàng nhạt là một biểu hiện bình thường sau khi đặt thuốc

Tuy nhiên, điều bạn cần lưu ý đó là mùi của dịch tiết âm đạo. Nếu dịch tiết âm đạo có mùi nồng đặc trưng của thuốc thì chứng tỏ thuốc đã tan và đang phát huy tác dụng. Ngược lại, sau khi đặt thuốc phụ khoa mà dịch tiết âm đạo có mùi hôi tanh, khó chịu thì khả năng cao là thuốc chưa tan do bạn đặt sai vị trí và mùi này liên quan đến bệnh lý bạn đang mắc phải.

2. Thuốc bị đẩy ngược ra ngoài

Biểu hiện viên thuốc bị đẩy ngược ra ngoài sau khi đặt thuốc phụ khoa cho thấy bạn đã đặt thuốc không đúng cách hoặc đặt sai vị trí.

Cách khắc phục tình trạng này:

  • Điều chỉnh lại tư thế và cách đặt viên thuốc vào âm đạo.
  • Mang băng vệ sinh hàng ngày để phòng trường hợp thuốc bị rơi cũng không loang ra quần lót
  • Sau khi đặt thuốc, bạn nên đợi thuốc tan hoàn toàn rồi mới đi tiểu. 

3. Đau bụng dưới

Cơn đau bụng dưới có thể là biểu hiện xuất phát từ bệnh lý bạn đang mắc phải chứ không phải do thuốc đặt phụ khoa gây ra. Vì vậy, sau khi đặt thuốc mà bị đau bụng dưới, bạn có thể đợi thuốc tan hết xem cơn đau có thuyên giảm không. Nếu bạn đặt thuốc đúng cách, thuốc đã tan và đến thời gian phat huy hiệu quả nhưng cơn đau bụng dưới vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.

4. Vùng kín ra máu

Biểu hiện vùng kín ra máu sau khi đặt thuốc phụ khoa khiến nhiều chị em lo lắng và không biết nguyên nhân. Tuy nhiên, chị em cần bình tĩnh để phân biệt máu này là máu từ kinh nguyệt hay máu do triệu chứng xuất huyết của các bệnh phụ khoa.

Điều chị em cần làm lúc này là tiếp tục theo dõi và quan sát các triệu chứng. Nếu vùng kín ra máu kèm theo cảm giác đau rát thì chị em nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Biểu hiện sau khi đặt thuốc phụ khoa chứng tỏ thuốc đang phát huy hiệu quả

Lúc đầu thấy ra dịch màu vàng (do nhiễm khuẩn) hoặc màu xanh (do nhiễm ký sinh trùng) và có mùi, về sau dịch dần chuyển sang màu trắng như huyết trắng bình thường và không mùi. Các triệu chứng cũng bắt đầu thuyên giảm.
Biểu hiện sau đặt thuốc phụ khoa
Cần bình tĩnh để phân biệt máu từ kinh nguyệt hay máu của các bệnh phụ khoa

Lưu ý khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa

Theo khuyến cáo của các bác sĩ từ Bệnh viện Mayo Clinic, khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Thông báo cho bác sĩ của bạn biết các biểu hiện sau khi đặt thuốc.
  • Không nên thụt rửa âm đạo và không nên quan hệ tình dục khi dùng thuốc.
  • Bảo quản thuốc nơi thoáng mát, sạch sẽ để thuốc không bị tan chảy. 
  • Dùng thuốc đúng liều theo chỉ dẫn, ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm hoặc biến mất.
  • Thời điểm sử dụng thuốc tốt nhất là trước khi đi ngủ để hạn chế rò rỉ thuốc ra ngoài.
  • Mang băng vệ sinh loại mỏng hàng ngày sau khi dùng viên đặt âm đạo để không bị rò rỉ thuốc ra quần lót.

Các câu hỏi liên quan

Thuốc đặt âm đạo dùng để điều trị bệnh gì?

Thuốc đặt âm đạo thường được sử dụng để điều trị các bệnh như: Âm đạo bị nhiễm nấm, khô âm đạo… Nó cũng có tác dụng ngừa thai.

Đang đặt thuốc phụ khoa có được quan hệ không? 

Bạn nên kiêng giao hợp qua âm đạo trong thời gian sử dụng thuốc đặt âm đạo để điều trị bệnh phụ khoa. Lý do là vì việc quan hệ tình dục có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phát huy tác dụng của thuốc. Hơn nữa, trong thành phần thuốc đặt âm đạo có chất có thể là hỏng bao cao su, tăng rủi ro mang thai ngoài ý muốn.

Biểu hiện sau khi đặt thuốc âm đạo

Kết luận

Tóm lại, biểu hiện sau khi đặt thuốc phụ khoa có thể sẽ có thêm vài trường hợp khác nhau ở mỗi người. Điều quan trọng khi sử dụng viên đặt âm đạo là bạn cần dùng đúng liều, đặt đúng vị trí và liên hệ với bác sĩ ngay khi có những biểu hiện làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.


Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Quốc tế Dolife. Hoạt động từ năm 2019, bệnh viện theo mô hình khách sạn 5 sao, trang thiết bị y tế chuẩn quốc tế, đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành trong và ngoài nước,… mang đến sự hài lòng cho khách hàng trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Clindamycin Vaginal Suppositories
https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/18392-clindamycin-vaginal-suppositories
Truy cập ngày: 05.10.2023

Boric Acid vaginal suppository
https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/19641-boric-acid-vaginal-suppository
Truy cập ngày: 05.10.2023

Effectiveness and safety of vaginal suppositories for the treatment of the vaginal atrophy in postmenopausal women: an open, non-controlled clinical trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19146203/
Truy cập ngày: 05.10.2023

Terconazole Vaginal Cream, Vaginal Suppositories
https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a688022.html
Truy cập ngày: 05.10.2023

Terconazole vaginal suppositories
https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/19592-terconazole-vaginal-suppositories
Truy cập ngày: 05.10.2023

How effective is spermicide?

https://www.plannedparenthood.org/learn/birth-control/spermicide/how-effective-spermicide

Truy cập ngày: 05.10.2023

Phiên bản hiện tại

13/12/2024

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Bệnh viện Quốc tế Dolife

Cập nhật bởi: SEO Team


Bài viết liên quan

Thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ độ tuổi có kinh nguyệt: Những điều bạn cần biết!

Thuốc đặt âm đạo: 3 công dụng cần nắm rõ và lưu ý khi sử dụng!


Tham vấn y khoa:

Bệnh viện Quốc tế Dolife

Đa khoa · Bệnh viện Quốc tế Dolife


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo