Khám phụ khoa định kỳ là cách quan trọng để phụ nữ tầm soát các dấu hiệu bệnh và cập nhật thông tin về sức khỏe dành riêng cho phụ nữ. Vậy khám phụ khoa như thế nào và có những xét nghiệm nào bạn nên thực hiện?
Theo dõi chu kỳ kinh
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Khám phụ khoa định kỳ là cách quan trọng để phụ nữ tầm soát các dấu hiệu bệnh và cập nhật thông tin về sức khỏe dành riêng cho phụ nữ. Vậy khám phụ khoa như thế nào và có những xét nghiệm nào bạn nên thực hiện?
Bác sĩ khuyến khích phụ nữ khám phụ khoa nên thực hiện các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm PAP (hay xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung) được thực hiện để tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung. Bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách thu thập và kiểm tra các tế bào ở khu vực cổ tử cung.
Bạn có thể bắt đầu thực hiện xét nghiệm ở tuổi 21, không quan trọng là bạn đã quan hệ tình dục hay chưa. Phụ nữ nên đi kiểm tra 3 năm/lần hoặc kết hợp làm 2 xét nghiệm PAP và HIV 5 năm/lần.
Không có độ tuổi ấn định để dừng việc xét nghiệm PAP, mặc dù phụ nữ từ 66 tuổi có thể ngừng thực hiện vì họ ít có nguy cơ bị bệnh hơn.
Lưu ý khi chuẩn bị cho buổi khám phụ khoa
Để việc khám phụ khoa thu được kết quả tốt nhất, bạn nên tránh xét nghiệm khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, hạn chế thụt rửa, kem bôi âm đạo và quan hệ tình dục 48 giờ trước khi kiểm tra.
Đây là xét nghiệm sàng lọc được thực hiện để phát hiện các bệnh tình dục tiềm ẩn. Loại và tần suất xét nghiệm được khuyến nghị tùy thuộc vào độ tuổi của phụ nữ, các yếu tố nguy cơ cá nhân và tiền sử gia đình.
Phụ nữ nên tầm soát HIV ít nhất 1 lần trong đời. Ngoài ra, bạn cũng nên tầm soát các các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như giang mai, trichomonas, HSV, viêm gan siêu vi dựa trên các yếu tố nguy cơ.
Hầu hết các bệnh tình dục có thể được điều trị dễ dàng bằng thuốc. Đối với các bệnh không thể chữa, thường sẽ có phương thức điều trị phù hợp để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng cũng như làm giảm nguy cơ lan truyền căn bệnh này sang những người khác.
Các tình trạng nhiễm trùng này có thể dẫn đến các bệnh viêm ở vùng tiểu khung. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy, phụ nữ dưới 25 tuổi nên đi kiểm tra đều đặn nếu có hoạt động tình dục với tần suất nhiều và thường xuyên. Phụ nữ trên 25 tuổi nên đi kiểm tra nếu họ có nhiều bạn tình, nghi ngờ đối tác có vấn đề về bệnh tình dục hay trước đó đã được chuẩn đoán mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Hầu hết những người bị nhiễm vi rút viêm gan C (HCV) sẽ phát triển thành bệnh nhiễm trùng mãn tính hoặc suốt đời. Nếu không được điều trị, viêm gan C mãn tính có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tổn thương gan, xơ gan, ung thư gan và thậm chí tử vong.
Bạn có thể mắc bệnh mà không có biểu hiện bệnh nào. Vì vậy, xét nghiệm là cách duy nhất để biết bạn có bị viêm gan C hay không. Xét nghiệm viêm gan C nên được thực hiện 1 lần trong đời đối với người trưởng thành và trong mỗi lần mang thai của phụ nữ.
Việc chủ động thăm khám lâm sàng tuyến vú hàng năm và chụp nhũ ảnh giúp sàng lọc ung thư vú, hỗ trợ phát hiện sớm các triệu chứng và đem lại kết quả điều trị tốt hơn.
Chỉ định chụp nhũ ảnh định kỳ mỗi năm 1 lần đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên là rất cần thiết. Vì ở lứa tuổi này, nguy cơ ung thư vú cao hơn, mô tuyến vú cũng thoái hóa dần, thuận lợi cho việc chụp và đọc kết quả nhũ ảnh.
Phòng bệnh luôn tốt hơn là chữa bệnh. Vì vậy, chị em nên lưu ý các giai đoạn xét nghiệm và cố gắng thực hiện định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn nhé.
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
(ngày)
Số ngày hành kinh
(ngày)
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Change. Focus. Sleep – Family Medical Practice Quarterly eBook 1st Issue
Ngày truy cập: 24/05/2021
HIV Testing: Who Should Get Tested?
hiv.gov/hiv-basics/hiv-testing/learn-about-hiv-testing/who-should-get-tested
Ngày truy cập: 24/05/2021
STDs: Get Tested
plannedparenthood.org/learn/stds-hiv-safer-sex/get-tested
Ngày truy cập: 24/05/2021
STD testing: What’s right for you?
Ngày truy cập: 24/05/2021
Hepatitis C Testing: What to Expect When Getting Tested
Ngày truy cập: 24/05/2021
Testing Recommendations for Hepatitis C Virus Infection
cdc.gov/hepatitis/hcv/guidelinesc.htm
Ngày truy cập: 24/05/2021
Colonoscopy: When you need it and when you don’t
choosingwiselycanada.org/colonoscopy
Ngày truy cập: 24/05/2021
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!