Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung gì để ổn định sức khỏe thể chất và tinh thần? Bồi bổ đúng cách là chìa khóa giúp bạn cải thiện sức khỏe và giảm nhẹ những triệu chứng khó chịu của giai đoạn mãn kinh.
Việc bổ sung một số loại vitamin có thể giúp giảm thiểu ảnh hưởng của các triệu chứng khó chịu cho phụ nữ tiền mãn kinh, giúp bạn tăng cường sức khỏe và cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu phụ nữ tiền mãn kinh uống thuốc gì, liều lượng bao nhiêu và tại sao nhé!
Sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh là thời điểm phụ nữ ngưng có chu kỳ kinh nguyệt. Đó là một giai đoạn sinh lý bình thường ở phụ nữ. Trước thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ sản xuất hormone estrogen ít dần. Giai đoạn chuyển tiếp giữa thời kỳ trong độ tuổi sinh sản sang thời kỳ mãn kinh được gọi là giai đoạn tiền mãn kinh. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, chị em thường phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu bao gồm:
- Bốc hỏa
- Mất ngủ
- Tăng cân
- Khô âm đạo
- Đổ mồ hôi đêm
- Thay đổi tâm trạng
- Giảm ham muốn tình dục…
Một số phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh nhẹ nhàng và chỉ gặp phải một số triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ phải trải qua những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Hàm lượng estrogen giảm xuống làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, bệnh tim mạch và tiểu không tự chủ ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Do đó, có không ít chị em thắc mắc phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì hay tiền mãn kinh nên bổ sung gì? Mời bạn cùng tiếp tục tìm hiểu!
Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì?
1. Vitamin A
Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì? Câu trả là bạn hãy đi khám và tham khảo bác sĩ về việc bổ sung vitamin A. Vitamin A là tên của một nhóm các hợp chất gọi là retinoid. Tiền thân của vitamin A là retinol được dự trữ trong gan. Hàm lượng retinol trong cơ thể cao có thể gây ngộ độc.
Tiền thân của vitamin A có trong một số loại thực phẩm như gan động vật, thực phẩm, sản phẩm giúp bổ sung vitamin A. Một số loại trái cây và rau xanh giàu beta-caroten cũng là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào cho cơ thể.
Vitamin A là vitamin thiết yếu đối với hệ xương. Vì vậy, đáp án cho câu hỏi tiền mãn kinh nên bổ sung gì là phụ nữ tiền mãn kinh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A vào chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương. Vitamin A có thể giúp duy trì hệ xương sau thời kỳ mãn kinh. Bạn có thể bổ sung vitamin A từ beta-caroten thông qua các loại rau củ quả có màu cam và màu vàng.
Nếu muốn uống bổ sung vitamin A, phụ nữ tiền mãn kinh nên hỏi ý kiến bác sĩ và không nên bổ sung vitamin A quá 5.000 IU/ngày.
2. Vitamin B12
Tiền mãn kinh cần bổ sung gì hay tiền mãn kinh nên uống thuốc gì? Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có thể bị thiếu vitamin B12 gây nên chứng mất ngủ. Phụ nữ trên 50 tuổi cần bổ sung 2,4mcg vitamin B12 mỗi ngày. Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh có thể cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin B12 vào chế độ ăn hàng ngày như gan, cá thu, cá mòi, cá hồi, thịt đỏ và sữa.
3. Phụ nữ tiền mãn kinh bổ sung gì? Vitamin B6
Vitamin B6 giúp hỗ trợ sản sinh chất dẫn truyền tín hiệu não có tên serotonin. Hàm lượng serotonin giảm khi phụ nữ có tuổi. Sự suy giảm hàm lượng serotonin có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mãn kinh là trầm cảm và thay đổi tâm trạng. Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung vitamin B6 trong và sau khi đã mãn kinh để ngăn ngừa các triệu chứng như trầm cảm, thiếu sinh lực do thiếu hụt serotonin.
Do đó,lời đáp cho thắc mắc “phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung gì’ là thực phẩm giàu vitamin B6 bạn nhé!
Liều dùng vitamin B6 khuyến cáo cho phụ nữ từ 19 tuổi trở lên là 100 mg/ngày.
4. Tuổi tiền mãn kinh nên uống thuốc gì? Vitamin D
Vitamin D rất cần thiết cho sức khỏe của hệ xương. Sự thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đau xương và nhuyễn xương. Phụ nữ tiền mãn kinh, đặc biệt là những người thường xuyên ở trong nhà hoặc ít có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có nguy cơ bị thiếu vitamin D. Để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời là cách tự nhiên và tốt nhất để bổ sung vitamin D cho cơ thể.
Nhu cầu vitamin D đối với phụ nữ 19 – 50 tuổi là 600IU/ngày và đối với phụ nữ trên 50 tuổi là 800IU/ngày.
Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung gì? Gợi ý là phụ nữ tiền mãn kinh có thể bổ sung vitamin D qua thực phẩm chứa vitamin D, bao gồm:
- Cá béo
- Gan bò, heo
- Phô mai
- Dầu gan cá
- Lòng đỏ trứng
- Thực phẩm bổ sung
Phụ nữ tiền mãn kinh khi uống bổ sung vitamin D cần dùng đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
5. Vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hóa giúp chống lại tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra và chống viêm. Stress có thể gây phá hủy tế bào và tăng nguy cơ trầm cảm, bệnh tim mạch và tăng cân. Đây là những triệu chứng phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nghiên cứu cho thấy vitamin E giúp giảm stress, giảm stress oxy hóa tế bào và có thể giúp giảm nguy cơ bệnh trầm cảm. Một số loại thực phẩm giàu vitamin E bao gồm mầm lúa mì, hạnh nhân, trái bơ, bông cải xanh, động vật có vỏ, bí đao, hạt hướng dương…
Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E hoặc uống vitamin E theo hướng dẫn của bác sĩ, liều dùng ít nhất 15mg vitamin E mỗi ngày.
Những lưu ý khi bổ sung vitamin cho phụ nữ tiền mãn kinh
Việc bổ sung vitamin giúp mang lại một số lợi ích cho phụ nữ tiền mãn kinh, tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng sẽ mang lại tác động tiêu cực đến sức khỏe.
1. Lưu ý khi bổ sung vitamin A
Việc bổ sung khiến cơ thể thừa vitamin A có thể gây độc. Những người bị bệnh tim hoặc uống nhiều rượu không nên uống vitamin A. Vitamin A cũng có thể gây hạ huyết áp, vì vậy phụ nữ tiền mãn kinh không nên uống vitamin A nếu huyết áp thấp hoặc đang sử dụng thuốc hạ huyết áp.
Bạn nên cẩn trọng khi uống vitamin A chung với thuốc tránh thai, kháng sinh tetracycline, thuốc điều trị ung thư, các loại thuốc ảnh hưởng tới chảy máu, đông máu hoặc khi cơ thể hấp thụ chất béo kém.
2. Lưu ý khi bổ sung vitamin E
Những người mắc bệnh Alzheimer, các bệnh suy giảm nhận thức, tổn thương mắt, bệnh thận, bệnh tim mạch, bệnh da liễu nên cẩn thận hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vitamin E.
3. Lưu ý khi bổ sung vitamin D, B6, B12
Vitamin D, vitamin B6 và vitamin B12 có thể gây ảnh hưởng đến đường huyết và huyết áp. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hạ đường huyết, huyết áp thấp hoặc đang uống các loại thuốc ảnh hưởng tới đường huyết và huyết áp, bạn cần thận trọng khi bổ sung vitamin D, B6, B12.
Vitamin B6 có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, vì vậy hãy cẩn thận trước khi dùng nếu bạn bị rối loạn chảy máu. Những người mắc bệnh tim, huyết áp cao, ung thư hoặc đã từng bị ung thư, vấn đề về da, vấn đề về ruột – dạ dày, thiếu kali hoặc bệnh gút nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vitamin B12.
Nhiều loại thuốc không kê toa và thuốc kê toa có thể tương tác với vitamin. Vì vậy, nếu bạn đang dùng thuốc, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ về nguy cơ tương tác trước khi quyết định bổ sung vitamin.
Ngoài vấn đề bổ sung vitamin, sự tích cực vận động, kiểm soát stress và ngủ đủ giấc cũng giúp phụ nữ tiền mãn kinh trải qua giai đoạn mãn kinh nhẹ nhàng hơn. Bạn nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh như hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh, hải sản, các loại hạt để đảm bảo sức khỏe nhé!
[embed-health-tool-ovulation]