backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: Bị bốc hỏa uống thuốc gì giúp làm dịu cơn nóng bừng?

Hỏi đáp Bác sĩ: Bị bốc hỏa uống thuốc gì giúp làm dịu cơn nóng bừng?

Bạn đọc hỏi


Chào bác sĩ
Tôi 50 tuổi, làm nghề kinh doanh nhỏ tại nhà. Gần đây, kinh nguyệt của tôi thưa dần tháng có tháng không và rất dễ bị bốc hỏa, hay cảm thấy bất ổn, đôi khi lại nóng giận, buồn bã vô cớ. 
Bác sĩ cho tôi hỏi bị bốc hỏa uống thuốc gì sẽ giúp làm dịu cơn nóng bừng? Bác sĩ cho tôi hỏi tôi cần làm gì để hạn chế những cơn bốc hỏa tiền mãn kinh? (Ngọc Mai, Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai)

Bác sĩ trả lời

Chào chị Ngọc Mai,

Với câu hỏi “bị bốc hỏa uống thuốc gì sẽ giúp làm dịu cơn nóng bừng hay cần làm gì để hạn chế những cơn bốc hỏa tiền mãn kinh?”, bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, bác sĩ chuyên khoa Sản, hiện đang tham vấn y khoa cho các chuyên mục Sức khỏe phụ nữ, Mang thai của website Hello Bacsi, xin được trả lời như sau:

Trước khi trả lời câu hỏi bị bốc hỏa uống thuốc gì sẽ giúp làm dịu cơn nóng bừng, bác sĩ xin đề cập đôi nét về tình trạng bốc hỏa tiền mãn kinh.

1. Bốc hỏa tiền mãn kinh là gì? Nguyên nhân 

Cơn bốc hỏa là cảm giác nóng đột ngột ở phần trên cơ thể, thường biểu hiện rõ nhất ở vùng mặt, cổ và ngực. Da của bạn có thể đỏ lên, như thể bạn đang đỏ mặt. Một cơn bốc hỏa cũng có thể gây đổ mồ hôi. Nếu cơ thể bị mất quá nhiều nhiệt, bạn có thể cảm thấy ớn lạnh sau đó. Cơn bốc hỏa thường xảy ra về đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Những cơn bốc hỏa thường gặp nhất là do tiền mãn kinh – thời kỳ kinh nguyệt trở nên không đều và cuối cùng dừng lại. Các cơn bốc hỏa thường được gây ra bởi sự thay đổi nồng độ hormone trước, trong và sau khi mãn kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy các cơn bốc hỏa xảy ra khi lượng estrogen giảm xuống khiến bộ phận điều hòa nhiệt của cơ thể (vùng dưới đồi) trở nên nhạy cảm hơn với các thay đổi nhiệt độ của cơ thể. Khi vùng dưới đồi cho rằng thân nhiệt của bạn tăng, vùng dưới đồi sẽ bắt đầu một chuỗi phản ứng để hạ nhiệt cho bạn, biểu hiện ra ngoài bằng cơn bốc hỏa.

Ngoài ra, cơn bốc hỏa có thể do một số nguyên nhân ít gặp khác như tác dụng phụ của thuốc, bệnh tuyến giáp, một số bệnh ung thư và tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư.

Không phải mọi phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh đều gặp phải vấn đề này, các yếu tố nguy cơ có thể làm cho bạn dễ bị tình trạng này bao gồm:

  • Rối loạn ăn uống như chán ăn, ăn vô độ có thể làm tăng nguy cơ bị bốc hỏa do rối loạn vùng dưới đồi.
  • BMI cao liên quan đến tần suất các cơn bốc hỏa. Một số giả thuyết cho rằng những người béo phì có nhiều mô mỡ, tức các chất sinh nhiệt, ức chế giải phóng nhiệt. Ngoài ra, ở phụ nữ béo phì, nồng độ estrogen thấp hơn, nên tần suất mắc triệu chứng này thường xuyên hơn.
  • Các rối loạn tâm lý, cảm xúc như lo âu, trầm cảm cũng là yếu tố nguy cơ của tình trạng này.
  • Hút thuốc lá: Một nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ hút thuốc có nồng độ progesterone và estrogen thấp, nồng độ androgen cao. Những người này cơ nguy cơ cao gấp 1,6 lần (nếu đã bỏ thuốc) và gấp 4 lần (vẫn tiếp tục hút thuốc) bị bốc hỏa so với những phụ nữ không hoặc chưa bao giờ hút thuốc lá.
  • Người phụ nữ thuộc chủng tộc da màu thường bị bốc hỏa nhiều hơn so với người da trắng và người châu Á.

Tuy nhiên, nếu bạn không có một trong các yếu tố nguy cơ trên không có nghĩa là bạn sẽ không bị triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh.

2. Bị bốc hỏa uống thuốc gì?

bị bốc hỏa uống thuốc gì

Nhiều người thường thắc mắc thường xuyên bị bốc hỏa uống thuốc gì để giảm cảm giác khó chịu?

Về phương pháp điều trị, cách hiệu quả nhất để giảm cảm giác khó chịu do cơn bốc hỏa gây ra là liệu pháp bổ sung estrogen, tuy nhiên việc bổ sung estrogen cũng gây nguy cơ tác dụng phụ. Nếu có thể, bạn nên bắt đầu sử dụng trong vòng 10 năm kể từ kỳ kinh cuối hoặc trước 60 tuổi, lúc đấy lợi ích có thể lớn hơn nguy cơ. Ngoài ra, việc dùng các thuốc như thuốc chống trầm cảm và thuốc chống động kinh cũng có thể làm giảm các cơn bốc hỏa, tuy nhiên hiệu quả kém hơn so với liệu pháp bổ sung hormone. 

Liệu pháp hormone

Liệu pháp này nhằm bổ sung estrogen bị thiếu hụt trong giai đoạn tiền mãn kinh và cải thiện triệu chứng. Nếu bạn vẫn còn tử cung nên bổ sung progesterone cùng với estrogen để làm giảm nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung. Liều điều trị và loại hormone bạn nên dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ, nhằm tối ưu lợi ích và giảm nguy cơ tác dụng phụ của liệu pháp.

Nếu bạn từng mắc hoặc có nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, hay thuyên tắc tĩnh mạch, bạn cần thông báo với bác sĩ. Nguyên do là những tình trạng trên có thể là chống chỉ định của liệu pháp này.

Thuốc chống trầm cảm

Bị bốc hỏa uống thuốc gì? Paroxetine liều thấp là thuốc duy nhất được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA chấp thuận điều trị cơn bốc hỏa tiền mãn kinh. Ngoài ra, các thuốc khác cũng có tác dụng như:

Các thuốc này không hiệu quả như liệu pháp hormone nhưng hữu ích ở những người có biểu hiện triệu chứng nhẹ hoặc những người không sử dụng liệu pháp hormone. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm: buồn nôn, khó ngủ/buồn ngủ, tăng cân, khô miệng, rối loạn chức năng tình dục.

Thuốc chống động kinh

Khi bị bốc hỏa uống thuốc gì? Câu trả lời là một số thuốc được sử dụng trong trường hợp này như:

  • Gabapentin
  • Pregabalin
  • Oxybutynin
  • Clonidine

Tác dụng phụ có thể gặp như buồn nôn, chóng mặt, táo bón, khô miệng… Các tác dụng phụ này thường nhẹ, ít khi khiến cho bệnh nhân phải ngừng điều trị.

Thủ thuật phong bế thần kinh

bị bốc hỏa uống thuốc gì

Phụ nữ bị bốc hỏa uống thuốc gì cho dễ chịu? Ngoài các loại thuốc kể trên thì việc áp dụng thủ thuật phong bế thần kinh cũng là một lựa chọn.

Thủ thuật phong bế thần kinh cho thấy sẽ là phương pháp có nhiều hứa hẹn trong việc điều trị bốc hỏa thể trung bình – nặng, tuy nhiên vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê vào đám thần kinh ở cổ. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau, bỏng rát tại vị trí tiêm.

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị kể trên, chị Ngọc Mai cũng như các chị em trung nên có thể áp dụng các biện pháp hạn chế cơn bốc hỏa như gợi ý dưới đây. 

Về lối sống, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Tránh để cơ thể cảm giác nóng bức bằng cách mặc các bộ quần áo làm bằng vật liệu mát, mở cửa sổ, sử dụng điều hòa để mức nhiệt độ thấp. Nếu vẫn thấy nóng, hãy uống thêm nước mát.
  • Tránh các loại thức ăn nóng, cay, các đồ uống chứa caffeine và rượu bia.
  • Các biện pháp làm thư giãn cơ thể như: Suy nghĩ tích cực; thở chậm, sâu; tránh stress có thể làm giảm tần suất bị bốc hỏa.
  • Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc liên quan với việc tăng cơn bốc hỏa. Khi ngừng hút thuốc lá, bạn có thể giảm bị bốc hỏa, cũng như có nhiều lợi ích sức khỏe khác.
  • Giảm cân: Nếu bạn bị thừa cân/ béo phì, việc giảm cân có thể rất hữu ích.

Một vấn đề khác cũng rất quan trọng để kiểm soát những cơn bốc hỏa là chế độ ăn. Ngoài việc tránh các loại thức ăn cay, nóng như đã nói ở trên, bạn có thể thử một số chế độ ăn như sau:

  • Bổ sung thực phẩm giàu estrogen: Các loại thực vật giàu estrogen như đậu nành, hạt vừng, các loại rau cải, quả đào và các loại hoa quả sấy khô.
  • Vitamin E: Bổ sung vitamin E có thể giảm các cơn bốc hỏa nhẹ.

Trên đây là phần trả lời của bác sĩ, hy vọng sẽ giúp chị Ngọc Mai và các độc giả hiểu hơn về tình trạng bốc hỏa, nguyên nhân và một số phương pháp điều trị tình trạng bệnh này. Tuy nhiên, bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của mình và đưa ra phương pháp điều trị, lời khuyên đúng nhất, phù hợp cho tình trạng của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các biện pháp kể trên để hạn chế các cơn bốc hỏa. 

Bạn có thể xem thêm các bài viết: 

8 cách bổ sung estrogen tự nhiên cho phụ nữ 

4 dấu hiệu rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ 

Bốc hỏa tiền mãn kinh là gì và làm sao để giảm bớt khó chịu?

Trân trọng!

Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hot flashes

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hot-flashes/diagnosis-treatment/drc-20352795 Ngày truy cập 18/9/2022

Hot Flashes

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/15223-hot-flashes Ngày truy cập 18/9/2022

Did I just have a hot flash? I’m 44!

https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/did-i-just-have-a-hot-flash-im-44  Ngày truy cập 18/9/2022

Understanding and Dealing with Hot Flashes

https://www.healthline.com/health/menopause/understanding-hot-flashes Ngày truy cập 18/9/2022

What Are The Causes Of Hot Flashes? Menopause, Smoking, Obesity And More

https://www.boldsky.com/health/wellness/what-are-the-causes-of-hot-flashes/articlecontent-pf229376-135897.html Ngày truy cập 18/9/2022

Phiên bản hiện tại

20/09/2022

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Vùng kín nổi mụn ngứa nguyên nhân do đâu và cách điều trị?

Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? 6 nguyên nhân thường gặp 


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung

Sản - Phụ khoa · Phòng khám phụ sản Cảm Xúc


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 20/09/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo