backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: 6 tháng không có kinh nguyệt có sao không?

Hỏi đáp Bác sĩ: 6 tháng không có kinh nguyệt có sao không?

Bạn đọc hỏi 

Chào bác sĩ 

Tôi 40 tuổi. Hơn 1 năm trở lại đây kinh nguyệt thường xuyên thất thường. Tôi đã uống nhiều loại thuốc từ thuốc Bắc, thuốc Nam đến thực phẩm chức năng (theo như nhiều chị em mách) nhưng kinh nguyệt vẫn không cải thiện. 

6 tháng nay, tôi không có kinh, thử que thì chỉ hiện 1 vạch. Bác sĩ cho tôi hỏi, 6 tháng không có kinh nguyệt có sao không? Có phải tôi đã mãn kinh sớm không? Tôi nên uống thuốc gì? 

Thu Hà, Dầu Tiếng, Bình Dương 

Bác sĩ trả lời 

Chào chị Thu Hà 

Với câu hỏi 6 tháng không có kinh nguyệt có sao không, có phải tôi đã mãn kinh sớm không, nên uống thuốc gì?, ThS–BS Huỳnh Kim Dung hiện đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phương Châu (Cần Thơ) giải đáp như sau:

Trước khi trả lời câu hỏi của chị, bác sĩ muốn trao đổi với chị vài điều chẳng hạn như: Trước khi xảy ra tình trạng kinh nguyệt thất thường, chị có bỏ thai hay thực hiện các thủ thuật gì ở tử cung hay cổ tử cung không, có bị viêm nhiễm phụ khoa gì không? Vì một trong những nguyên nhân gây tắt kinh là viêm dính buồng tử cung hoặc chít hẹp cổ tử cung sau khi thực hiện các thủ thuật hoặc do lớn tuổi. 

Ngoài ra, chị xem lại trong 6 tháng qua mình có sử dụng loại thuốc điều trị bệnh lý gì không? Bởi một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

6 tháng không có kinh nguyệt

Theo như chia sẻ của chị Thu Hà thì chị đã uống nhiều loại thuốc từ thuốc Bắc, thuốc Nam đến thực phẩm chức năng nhưng chu kỳ kinh nguyệt vẫn không cải thiện. Bác sĩ không biết những loại thuốc chị đã uống cụ thể là thuốc gì, có công dụng gì nên không thể tư vấn giúp chị chỗ này được. Do đó, việc chị cần làm là hãy đi khám kiểm tra tìm nguyên nhân, siêu âm và xét nghiệm máu. Dựa vào các kết quả này, bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân 6 tháng không có kinh nguyệt của chị là gì. Từ đó sẽ có phương án điều trị hiệu quả. 

Bác sĩ có thể sẽ làm bài kiểm tra cho chị uống thuốc xem chị còn khả năng rụng trứng không. Nếu cho thuốc ra kinh, tiếp theo sẽ cho thuốc để điều hòa kinh nguyệt. 

Một số bệnh lý có thể gây mất kinh như: 

  • Bệnh ở tuyến thượng thận: hội chứng Cushing, tăng sản tuyến thượng thận
  • Bệnh lý tuyến giáp: suy giáp, cường giáp
  • Khối u buồng trứng 
  • Bệnh lý tuyến yên – vùng hạ đồi
  • Rối loạn nội tiết
  • Suy buồng trứng sớm.

Do đó, chị hãy sắp xếp mọi việc đi kiểm tra ở bệnh viện có chuyên khoa sản phụ khoa xem sao nhé! 

Chị Thu Hà và các độc giả có thể xem thêm các bài viết: 

5 lí do khiến bạn đột ngột mất kinh dù không mang thai 

Mất kinh 

Mất kinh nguyệt: Nếu không phải có thai thì nguyên nhân là gì?

Trân trọng!

Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Stopped or missed periods

https://www.nhs.uk/conditions/stopped-or-missed-periods/  Ngày truy cập 13/6/2022

Stopped or missed periods

https://www.nidirect.gov.uk/conditions/stopped-or-missed-periods Ngày truy cập 13/6/2022

Amenorrhea

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/amenorrhea Ngày truy cập 13/6/2022

Perimenopause

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21608-perimenopause Ngày truy cập 13/6/2022

No Menstruation (Absent Menstruation)

https://www.healthline.com/health/menstruation-absent#:~:text=The%20most%20common%20cause%20is,if%20you’re%20experiencing%20amenorrhea. Ngày truy cập 13/6/2022

Phiên bản hiện tại

14/06/2022

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Bị đau ngực bên trái ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

5 nguy cơ tiềm ẩn khi mãn kinh sớm: Làm sao nhận biết và phòng ngừa?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 14/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo