backup og meta

Bướu cổ có mấy loại? Phải làm gì khi nghi ngờ mình bị bướu cổ?

Bướu cổ có mấy loại? Phải làm gì khi nghi ngờ mình bị bướu cổ?

Bướu cổ không phải là một bệnh khó trị. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì bạn vẫn có thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.

Bướu cổ hay còn gọi là bướu tuyến giáp là tình trạng mà tuyến giáp phì đại bất thường. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có hình cánh bướm, nằm ở cổ, có vai trò tạo ra hormone, kiểm soát sự trao đổi chất, nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt và trọng lượng cơ thể. Mặc dù bạn không cảm thấy đau nhưng bướu có thể to dần, gây ho, viêm họng và các vấn đề về hô hấp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bướu cổ và việc điều trị sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải.

Bướu cổ có mấy loại?

Để xác định đúng cách trị bướu cổ, điều đầu tiên bạn cần xác định loại bướu mình đang mắc. Vậy bướu cổ có mấy loại, có cách chữa bệnh bướu cổ đơn giản ở từng loại hay không? Mời bạn tiếp tục tìm hiểu!

Có 3 loại bướu cổ, bao gồm:

1. Bướu đơn thuần

Theo ngôn ngữ dân gian, bướu cổ đơn thuần còn được gọi là bướu cổ lành tính. Loại này chiếm khoảng 80% số ca bệnh bướu cổ ở Việt Nam. Nữ giới thường mắc bệnh hơn so với nam giới.

Bướu đơn thuần làm cho tuyến giáp lớn đều, nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Người bệnh có thể có một hoặc nhiều nhân giáp trong cục bướu. Nếu là bướu đơn nhân, bạn sẽ thấy có khối u giữa cổ, không đâu. Khối u di động theo nhịp điệu lên xuống hi bạn nuốt. Với bướu đa nhân, cổ của người bệnh sẽ có nhiều khối tròn đường kính từ 0,5-1 hoặc vài centimet.

Bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát. Khi phát triển lớn, bướu có thể chèn các cơ quan xung quanh, bao gồm:

  • Chèn ép dây thần kinh quặt người gây thay đổi giọng nói hoặc khó nói
  • Chèn ép tĩnh mạch chủ gây phù ở cổ, ngực, mặt
  • Chèn ép khí quản gây khó thở.

Bướu cổ đơn thuần có cần phẫu thuật không?

Nếu bướu không có nhân, người bệnh chỉ cần điều trị bằng thuốc trị bướu cổ được bác sĩ chỉ định. Với bướu đơn nhân hoặc đa nhân, nếu điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng những cách trị bướu cổ khác theo hướng dẫn của bác sĩ trong 6 tháng không có hiệu quả mới phải mổ nếu được chỉ định.

2. Bướu cường giáp

Bướu cổ do cường giáp

Bướu cổ do cường giáp thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 20-45. Bệnh do hormone tuyến giáp được sản xuất quá mức bình thường. Biểu hiện chung của bướu cường giáp là tay run, tim đập nhanh, giảm cân nhanh dù ăn uống bình thường, hay nổi nóng.

Bướu cường giáp thường được điều trị bằng thuốc kháng giáp trong khoang 12-18 tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trị bướu cổ kết hợp với phẫu thuật để cho kết quả điều trị tốt nhất.

3. Bướu cổ ác tính (ung thư giáp)

Giai đoạn đầu của bướu cổ ác tính có những biểu hiện tương tự với bướu lành tính. Bệnh thường gặp ở người trung niên và lớn tuổi. Bước qua giai đoạn muộn, bệnh khiến người bệnh bị thay đổi giọng nói (khàn tiếng) vĩnh viễn.

Không có cách trị bướu cổ tại nhà nào có tác dụng với bướu ác tính. Bạn cần được bác sĩ chỉ định cắt hết phần thùy giáp có tế bào ung thư, nạo hạch. Nếu hạch đã di căn, bắt buộc phải cắt hết 2 thùy gíap và điều trị hỗ trợ bằng thuốc kích tố giáp suốt đời để chống lại tình trạng suy giáp.

Nếu nghi ngờ bị bướu cổ phải làm sao?

bướ cổ

Sau khi thực hiện cách kiểm tra bướ cổ tại nhà, nếu nghi ngờ mình bị bướu cổ, bạn hãy gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán. Trước khi đi, bạn nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để được bác sĩ tư vấn:

  • Tình trạng bệnh của tôi có nghiêm trọng không?
  • Bướu của tôi sẽ được theo dõi hay cần phải điều trị ngay?
  • Tôi nên điều trị như thế nào?
  • Ngoài phương pháp được đề cập, còn có những phương pháp khác thay thế mà tôi có thể thử không?
  • Nếu phải dùng thuốc thì phải dùng trong bao lâu?

Trong lúc thăm khám, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Những xét nghiệm bạn cần làm sẽ phụ thuộc vào “tiểu sử” bệnh và nguyên nhân mà bác sĩ đang nghi ngờ nhưng đa phần, bạn sẽ làm một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nội tiết tố
  • Xét nghiệm kháng thể
  • Siêu âm
  • Chụp hình tuyến giáp
  • Sinh thiết

3. Xác định cách chữa bướu cổ

cách chữa bướu cổ

Có nhiều cách trị bướu cổ, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đề nghị 1 trong 3 phương pháp sau:

Phóng xạ iốt

  • Bệnh nhân sẽ uống iốt phóng xạ và iốt theo máu đến tuyến giáp để phá hủy tế bào.
  • Phương pháp này có hiệu quả cho khoảng 90% trường hợp điều trị, trong đó 50 – 60% người bệnh giảm kích thước bướu sau 12 – 18 tháng.
  • Phương pháp này có thể khiến tuyến giáp hoạt động kém nhưng trường hợp này rất hiếm. Nếu bạn thấy lo lắng, hãy hỏi bác sĩ để hiểu rõ hơn nhé.

Uống thuốc

  • Nếu bạn bị suy giáp, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Các loại thuốc này sẽ làm chậm việc giải phóng hormone kích thích tuyến giáp từ tuyến yên, nên giúp bướu nhỏ lại.
  • Nếu nguyên nhân là do viêm tuyến giáp, bác sĩ sẽ cho bạn uống aspirin hoặc thuốc corticosteroid để điều trị.
  • Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đôi khi các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau ngực, đổ mồ hôi, nhức đầu, tim đập nhanh…

Phẫu thuật

  • Nếu bướu có kích thước lớn, gây khó chịu, khó thở hoặc khó nuốt thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
  • Phẫu thuật có thể dẫn đến biến chứng suy giáp và khi đó, bạn có thể phải sử dụng thêm các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp để điều trị tình trạng này.

4. Chăm sóc bản thân trong quá trình điều trị bướu cổ

rong biển tốt cho người bị bướu cổ

Để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất, ngoài việc uống thuốc đúng liều lượng và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cũng cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Chế độ ăn: Dinh dưỡng là một trong những vấn đề quan trọng mà bạn cần lưu ý vì nó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh. Khi bị bướu cổ, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu iốt như hải sản, rong biển… Ngoài ra, bạn cũng nên ăn sữa chua, các loại đậu, các loại trái cây họ cam quýt và rau có màu xanh đậm vào chế độ ăn của mình.
  • Không tự ý dùng thuốc hoặc đắp thuốc: Nếu thấy tuyến giáp của bạn hoạt động bình thường và bướu không gây ra các vấn đề sức khỏe thì bác sĩ sẽ theo dõi thêm mà không cho dùng thuốc ngay. Với tình huống này, bạn không nên tự ý dùng thuốc, đắp thuốc hoặc dùng dao rạch bướu… Những điều này không những không giúp bệnh mau khỏi mà còn khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
  • Tránh căng thẳng: Mệt mỏi, căng thẳng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn hãy giảm bớt công việc, tránh lo lắng và nghỉ ngơi đầy đủ để việc điều trị có kết quả tốt.
  • Khám bệnh thường xuyên: Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời các triệu chứng phát sinh.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to cure goiters 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/goiter/symptoms-causes/syc-20351829

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/goiter/diagnosis-treatment/drc-20351834

Ngày truy cập: 18/7/2021

my.clevelandclinic.org/health/diseases/12625-goiter

Ngày truy cập: 18/7/2021

thyroid.org/goiter/

Ngày truy cập: 18/7/2021

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/goiter

Ngày truy cập: 18/7/2021

Phiên bản hiện tại

17/07/2021

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Từ A đến Z: Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai, thụ thai, bảo vệ sức khỏe

Cường giáp và suy giáp khác nhau thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 17/07/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo