Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm testosterone
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu
Testosterone là hormone giới tính nam lưu thông trong máu. Hormone này sẽ kích thích sự phát triển những đặc điểm liên quan đến giới tính nam. Testosterone được tiết ra từ tuyến thượng thận (ở cả nam và nữ). Trong đó, một lượng nhỏ tiết ra từ buồng trứng (ở nữ) và một lượng lớn tiết ra từ tinh hoàn (ở nam).
Nồng độ testosterone được dùng để đánh giá khi các đặc điểm giới tính không rõ ràng, dậy thì sớm, hội chứng nam hóa ở nữ, và vô sinh ở nam giới. Xét nghiệm này cũng có thể sử dụng để phát hiện sớm khối u đối với các khối u hiếm gặp ở buồng trứng và tinh hoàn.
Xét nghiệm này cũng được dùng để đánh giá một phụ nữ có những dấu hiệu và triệu chứng như vô kinh, vô sinh, có thể kèm với sự nam hóa. Những đặc điểm nam hóa này có nhiều mức độ khác nhau, bao gồm:
Trước khi thực hiện xét nghiệm testosterone, bạn cần biết:
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Bạn sẽ được bác sĩ giải thích xét nghiệm testosterone là gì và quy trình thực hiện xét nghiệm này.
Bạn không cần kiêng ăn uống trước khi tiến hành xét nghiệm. Do nồng độ testosterone cao nhất vào buổi sáng sớm nên bạn sẽ được lấy mẫu máu vào buổi sáng.
Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn hãy thông báo với bác sĩ vì có thể loại thuốc ấy có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Vào ngày xét nghiệm, bạn nên mặc đồ thoải mái, áo tay ngắn để bác sĩ dễ lấy mẫu máu xét nghiệm.
Nhân viên xét nghiệm sẽ lấy máu như sau:
Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau khi được lấy mẫu xét nghiệm.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Nồng độ cao (ở nam) có thể cho thấy tình trạng:
Nồng độ thấp (ở nam) có thể cho thấy tình trạng:
Nồng độ cao (ở nữ) có thể cho thấy tình trạng:
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!