Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Khi tinh dịch có máu, chắc hẳn đấng mày râu nào cũng sẽ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, đây không hẳn là một dấu hiệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đối với đàn ông dưới 40 tuổi, nếu không có triệu chứng khác đi kèm hoặc không xuất hiện các nguy cơ mắc các bệnh khác thì việc xuất tinh có máu thường tự biến mất sau một khoảng thời gian.
Tuy nhiên, đàn ông từ 40 tuổi trở lên nếu thấy xuất hiện dấu hiệu này thì nhiều khả năng đang có nguy cơ mắc bệnh. Nếu nhận thấy mình đang ở trong trường hợp trên, bạn hãy đi kiểm tra tinh dịch và điều trị sớm nhất có thể.
Việc xuất hiện máu trong tinh dịch được gọi là hiện tượng hematospermia.
Hiện tượng này thường ít được chú ý đến vì khi xuất tinh, đa số đàn ông thường không có thói quen kiểm tra tinh dịch của mình xem có lẫn máu hay không. Vì vậy, các nhà nghiên cứu chưa xác định được rõ mức độ phổ biến của hiện tượng này.
Hiện tượng có máu trong tinh dịch có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng tinh dịch có máu. Máu có thể chảy ra từ những vùng bị nhiễm trùng hay viêm nhiễm trong các tuyến, ống hoặc ống dẫn có chức năng sản xuất và di chuyển tinh dịch trong cơ thể bao gồm:
Các ống nhỏ hoặc ống dẫn trong đường sinh dục đều có thể bị tắc nghẽn và làm vỡ các mạch máu, khiến máu chảy ra ngoài. Bên cạnh đó, phì đại tuyến tiền liệt lành tính (BPH) cũng có liên quan đến hiện tượng máu trong tinh dịch vì BPH khiến cho tuyến tiền liệt phì đại và chèn ép niệu đạo.
Một cuộc khảo sát với hơn 900 bệnh nhân có máu trong tinh dịch ghi nhận chỉ 3,5% số bệnh nhân có sự xuất hiện của khối u và hầu hết đều nằm ở tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, máu trong tinh dịch có thể liên quan đến ung thư tinh hoàn, bàng quang và các cơ quan sinh sản và tiết niệu khác.
Đối với đàn ông, đặc biệt ở những người lớn tuổi nên kiểm tra nếu nhận thấy có máu xuất hiện trong tinh dịch vì có thể đây là dấu hiệu của ung thư. Bởi vì bệnh ung thư nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Tất cả các bộ phận nhạy cảm có liên quan đến việc xuất tinh như tuyến tiền liệt hay các ống nhỏ mang tinh trùng và chứa các mạch máu đều là những bộ phận có thể bị hư tổn, khiến máu xuất hiện trong tinh dịch.
Các triệu chứng đi kèm khi xuất tinh ra máu có thể bao gồm một trong những dấu hiệu sau đây:
Bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán sau khi đã tìm hiểu tiểu sử bệnh án và khám lâm sàng cho bệnh nhân. Một số xét nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất đó là phân tích nước tiểu để xác định các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục hay những đường khác. Bên cạnh đó, khi bác sĩ chỉ định, bệnh nhân có thể được chẩn đoán bằng hình ảnh như siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để có thể thấy khối u hay những bất thường khác. Ngoài ra, phân tích tinh dịch dưới kính hiển vi cũng là một phương pháp hay được áp dụng.
Bạn có thể điều trị tình trạng xuất tinh có máu bằng những phương pháp sau:
Đối với đàn ông trẻ tuổi không có bất kỳ triệu chứng nào đi kèm hoặc tiền sử về bệnh, việc xuất hiện máu trong tinh dịch có thể tự biến mất mà không cần điều trị nếu hiện tượng chỉ xảy ra một hoặc hai lần.
Nếu tình trạng tinh dịch có máu tái phát nhiều lần kèm theo các triệu chứng như đau nhức khi đi tiểu hoặc khi xuất tinh, bạn hãy đến gặp bác sĩ tiết niệu để được tư vấn và kiểm tra nhé.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc một dạng khác của ung thư, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thủ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt để đánh giá các mô ung thư. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới trẻ tuổi là khá thấp (chỉ từ 0,6% với nam giới nhỏ hơn 45 tuổi).
Tóm lại, dù đang ở độ tuổi nào, khi thấy xuất tinh có kèm theo máu trong tinh dịch, bạn nên đi khám bác sĩ để phát hiện và chữa bệnh càng sớm càng tốt nhé.
Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!