Mặc dù nhiều người nghĩ rằng vô sinh là vấn đề của phụ nữ, nhưng thật ra có đến 20% trường hợp các cặp vô sinh là hoàn toàn do nam giới, và khoảng 40% trường hợp cả hai vợ chồng đều gặp vấn đề gây khó khăn trong thụ thai.
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Mặc dù nhiều người nghĩ rằng vô sinh là vấn đề của phụ nữ, nhưng thật ra có đến 20% trường hợp các cặp vô sinh là hoàn toàn do nam giới, và khoảng 40% trường hợp cả hai vợ chồng đều gặp vấn đề gây khó khăn trong thụ thai.
Theo các nghiên cứu tin cậy, cứ 6 cặp vợ chồng thì có một trường hợp khó thụ thai. Trong số đó, có từ 30-40% trường hợp là do vô sinh ở nam giới.
Vô sinh ở nam giới do nhiều nguyên nhân, nhưng không phải không thể chữa được. Vì vậy, Hello Bacsi khuyên bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản càng sớm càng tốt, dù có phát hiện dấu hiệu gì hay không. Các trường hợp khan hiếm tinh trùng hoặc tinh trùng yếu đều có thể giải quyết nếu có sự can thiệp sớm từ y học.
Vì vậy, nam giới cũng cần trải qua các thử nghiệm kiểm tra khả năng sinh sản như phụ nữ. Điều này có thể làm cánh mày râu e ngại, tuy nhiên, việc phát hiện sớm sẽ giúp tăng khả năng chữa trị vô sinh cao hơn nhiều lần.
Sẽ có cả hai phần câu hỏi tổng quát và xét nghiệm mẫu tinh dịch khi kiểm tra khả năng sinh sản của nam giới. Thông thường, bảng câu hỏi sẽ bao gồm:
Cuối cùng là cung cấp mẫu tinh dịch trực tiếp để bác sĩ có được sự phân tích chính xác hơn về các vấn đề của tinh binh.
Tinh dịch nam giới sẽ được phân tích theo những yếu tố: số lượng, nồng độ, hình dạng tốc độ di chuyển và một số tính chất đặc thù khác.
Nhìn chung, số lượng tinh trùng càng nhiều, thì khả năng sinh sản càng cao. Tuy nhiên trong trường hợp ngược lại, khi tinh trùng một người nam có tỉ lệ thấp, không dẫn đến kết luận anh ta có khả năng sinh sản thấp.
Thông thường, xét nghiệm tinh dịch được yêu cầu làm 2 lần ở hai điều kiện nhiệt độ khác nhau. Và nếu kết quả không thay đổi thì chúc mừng nhé, bạn hoàn toàn có khả năng cho ra đời một em bé khỏe mạnh.
Phân tích tinh dịch là một xét nghiệm được sử dụng để đánh giá khả năng sinh sản của đấng mày râu.
Tinh dịch là hỗn hợp chất lỏng có chứa các tế bào sinh sản đực, hay còn gọi là tinh trùng. Hỗn hợp này được tạo ra trong quá trình xuất tinh khi nam giới đạt cực khoái. Không những kiểm tra sức khỏe sinh sản, xét nghiệm này còn có khả năng sớm phát hiện các bệnh nam giới thường gặp, điển hình như hội chứng Klinefelter. Hội chứng này hiểu đơn giản là thiếu hóc môn testosterone, gây rối loạn nội tiết tố, tóc và lông không phát triển, ngực lớn, tinh hoàn nhỏ và nhiều khả năng dẫn đến vô sinh.
Phân tích tinh dịch đồ thường được thực hiện bởi các chuyên gia về sinh sản. Chất lượng tinh dịch có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố như hình dạng tinh trùng, chức năng và sự vận động, vì vậy người ta thường kiểm tra với số lượng lớn.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, nam giới được yêu cầu không xuất tinh trong vòng 2 đến 3 ngày. Sau đó, tinh dịch sẽ được lấy tại phòng thí nghiệm bằng cách thủ dâm hoặc quan hệ có sử dụng bao cao su chuyên biệt. Dù bằng cách nào, tinh dịch cũng nên được phân tích trong vòng không quá 2 giờ.
Một số thí nghiệm yêu cầu nhiều hơn 1 mẫu thử, với sự khác nhau về nhiệt độ phòng chẳng hạn. Những yếu tố được quan sát là:
Thông thường, tinh dịch sẽ có màu trắng sữa hoặc trong, đặc và dính (nhớt) nhất quán, có độ pH (độ axit) giữa 7,8 và 8,0, và chứa ít hoặc không có các tế bào bạch cầu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xây dựng các giá trị sau đây để phân tích tinh dịch bình thường:
Những phân tích sâu hơn (phản ứng giữa tinh trùng và kháng thể) cho thấy số tinh trùng kết dính ít hơn 10% tổng lượng tinh trùng.
Xét nghiệm tinh dịch đồ có thể được thực hiện ở các bệnh viện và phòng khám uy tín. Ở TP. HCM bạn có thể tham khảo bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Bình Dân, bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM,… với mức giá từ 100.000 – 200.000 đồng.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!