backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Các thuốc mọc râu thực sự có hiệu quả?

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 13/01/2022

    Các thuốc mọc râu thực sự có hiệu quả?

    Rất nhiều nam giới sử dụng thuốc mọc râu nhưng băn khoăn không biết các sản phẩm này có thực sự hiệu quả hay không hoặc những loại thuốc nào có tác dụng thật sự.

    Đối với những nam giới thích để râu nhằm tạo sự sexy và nam tính, việc lựa chọn một loại thuốc mọc râu phù hợp thật sự là vấn đề nan giải. Đặc biệt, những thông tin về cách dùng hoặc lựa chọn sản phẩm mọc râu ở Việt Nam vẫn còn khá hạn chế. Vậy các thuốc mọc râu có thật sự hiệu quả không và những băn khoăn mà nam giới thường mắc phải khi lựa chọn các sản phẩm này là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

    Thuốc mọc râu có hiệu quả như quảng cáo?

    Thực tế, hầu hết các thuốc mọc râu đều không có các bằng chứng khoa học chứng minh chúng có thể giúp râu phát triển cả về hình dạng và hình thái.

    Nhiều sản phẩm thuốc nhử râu tuyên bố rằng chúng có khả năng làm tăng testosterone của cơ thể, hoặc giúp cho da mặt ở trạng thái tối ưu nhất để phát triển râu. Thậm chí bằng cách nào đó, các sản phẩm này có thể kích thích lưu lượng máu trên mặt, tạo điều kiện tốt để cho râu phát triển.

    Thật không may, tất cả tuyên bố từ các sản phẩm giúp mọc râu đều thiếu các thành phần chính cần thiết giúp râu mới mọc.

    Hơn nữa, tất cả các nghiên cứu khoa học liên quan đến các sản phẩm này được báo cáo qua các phân tích sâu và các thí nghiệm ở phạm vị rộng cho thấy không sản phẩm nào trong số đó có thể giúp râu mọc được.

    Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những nam giới muốn dùng thuốc mọc râu sẽ hết hy vọng. So với các thuốc mọc râu, các thuốc mọc tóc lại cho kết quả khả quan hơn.

    Các câu hỏi thường gặp

    Câu hỏi 1: Tôi có thể sử dụng sản phẩm nào để giúp râu mọc (nhanh hơn, dài hơn và dày hơn)?

    Có một thành phần hoạt tính trong các sản phẩm khác nhau đã được chứng minh giúp râu mọc nhiều hơn nếu dùng liên tục trong vài tháng.

    Thành phần hoạt tính này được gọi là minoxidil. Hoạt chất này không phải là một sản phẩm riêng biệt, mà là thành phần chủ chốt trong nhiều sản phẩm được FDA phê duyệt. Minoxidil đã được chứng minh có thể điều trị hói đầurụng tóc ở nữ, thậm chí có thể giúp mọc tóc mới ở những vùng chưa bao giờ có tóc trước đây.

    Bạn có thể đã nghe nói về một số các sản phẩm rụng tóc này, một số trong đó là những thương hiệu khá nổi tiếng như Rogaine, Kirkland và Regain.

    Minoxidil có tác dụng điều trị hói đầu ở nam, cũng như tóc rụng sớm cho cả nam và nữ.

    Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các nhóm thanh niên trẻ trên thế giới đã quyết định mạnh dạn thử các sản phẩm này trên mặt với mục đích khác là giúp mọc râu. Thật bất ngờ, chất này lại có tác dụng mọc râu rất hiệu quả.

    Minoxidil đã được chứng minh nhiều lần về tác dụng của nó ở những người đàn ông không bao giờ nghĩ rằng họ có thể mọc được râu do không có gen giúp mọc râu trên mặt hoặc họ quá trẻ/quá già và râu trên mặt cần được kích thích và kích hoạt ở một độ tuổi nhất định.

    Bạn có thể lựa chọn các dạng lỏng hoặc dạng bọt minoxidil tùy theo thời gian mà bạn muốn.

    Câu hỏi 2: Vitamin tốt nhất giúp mọc râu là loại nào? Những vitamin này thực sự có tác dụng không?

    các thuốc mọc râu thực sự có hiệu quả

    Các vitamin có giúp râu mọc hiệu quả không?

    Không có một chất nào là vitamin giúp mọc râu. Tuy nhiên, những lợi ích dinh dưỡng của việc bổ sung vitamin thường xuyên có thể có tác dụng thúc đẩy và giúp mọc râu trên mặt.

    Sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể là một lý do tiềm ẩn khiến cho râu thưa thớt hoặc không mọc.

    Thật không may, không có loại “kiểm tra râu” chính thức giúp bạn có thể xác định loại chất dinh dưỡng nào thiếu trong cơ thể, do đó không có cách nào để biết bạn cần bổ sung thêm vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, vitamin E… cho cơ thể.

    Vì lý do này, bạn cũng sẽ không biết được loại vitamin cụ thể nào giúp thúc đẩy tăng trưởng râu trên mặt.

    Những vitamin nào nên dùng để mọc râu?

    Như đã đề cập ở trên, không thể xác định chính xác những vitamin hoặc chất dinh dưỡng nào đang thiếu hụt liên quan đến khả năng phát triển râu trên mặt.

    Tuy nhiên, bạn cũng không nên mua tất cả các loại vitamin với hy vọng rằng ít nhất một hoặc nhiều trong số các vitamin sẽ góp phần giúp râu phát triển. Bạn cũng có thể dùng vitamin tổng hợp để bổ sung vitamin với lượng vừa đủ nhằm giúp nâng cao sức khỏe.

    >>> Bạn có thể quan tâm: Top 8 thực phẩm tốt cho tóc rụng và cách ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả

    Câu hỏi 3: Các thực phẩm chức năng giúp mọc râu có hiệu quả không? Loại thuốc nào tôi nên sử dụng để mọc râu?

    Không có sản phẩm duy nhất giúp mọc râu được các nghiên cứu chứng minh. Để kích thich mọc râu như ý muốn, bạn phải đảm bảo cơ thể có đủ các chất cần thiết để phát triển râu bằng cách dùng các thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

    Biotin có tác dụng mọc râu?

    Biotin là chất được sử dụng để mọc râu. Ngoài ra, Biotin còn được coi là thành phần quan trọng trong quá trình tăng trưởng râu và được cho là một trong những chất bổ sung được khuyến cáo nhiều nhất uống kèm với minoxidil.

    Hấp thụ biotin thường xuyên cùng với chế độ ăn uống sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của tóc và móng tay, thậm chí có thể giúp chúng phát triển với tốc độ nhanh hơn bình thường.

    Tuy nhiên, sử dụng biotin riêng lẻ (hoặc với bất kỳ các thực phẩm chức năng khác, vitamin hoặc minoxidil) có thể sẽ không giúp mọc râu.

    Nhận xét cuối cùng về các sản phẩm giúp mọc râu

    Thực tế, không có một loại thuốc mọc râu hiệu quả tuyệt đối. Các thực phẩm bổ sung, vitamin, thuốc giúp mọc râu – không có các chất nào trong số này thực sự có tác dụng tuyệt vời như được công nhận và bán trên thị trường.

    Mặt khác, các chất như minoxidil, vitamin tổng hợp và biotin chứa tất cả các thành phần có công dụng giúp tăng trưởng râu. Trên thế giới, đã có người nhiều thành công khi dùng các chất này.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 13/01/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo