backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Vì sao cần phát hiện và điều trị sớm bệnh rối loạn điều chỉnh?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thu Anh Nguyen · Ngày cập nhật: 05/03/2020

    Vì sao cần phát hiện và điều trị sớm bệnh rối loạn điều chỉnh?

    Rối loạn điều chỉnh (Adjustment Disorders) là bệnh lý có liên quan đến sự căng thẳng. Bệnh dễ nhầm lẫn với chứng trầm cảm. Phát hiện và điều trị càng sớm, cơ hội phục hồi hoàn toàn của bệnh nhân càng cao.

    Dưới đây là những điều bạn cần biết về chứng rối loạn điều chỉnh và vì sao bệnh cần được phát hiện sớm.

    Rối loạn điều chỉnh là bệnh gì?

    Căng thẳng là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, người mắc chứng bệnh này phản ứng lại sự căng thẳng gay gắt hơn gấp nhiều lần so với những người khác. Người bị rối loạn điều chỉnh đối diện một cách khó khăn với các sự kiện gây căng thẳng như áp lực công việc, bệnh tật, người thân qua đời…

    Bất cứ thay đổi nào trong cuộc sống cũng có thể khiến cho bệnh nhân rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ.

    Đối với người bình thường, thời gian để điều chỉnh các thay đổi (hoặc căng thẳng) là từ vài ngày đến vài tháng. Tuy vậy, đối với người bị rối loạn điều chỉnh thì các phản ứng cảm xúc và hành vi sẽ tiếp tục diễn ra một cách bất thường, kéo dài. Thông thường, người bệnh sẽ có các biểu hiện tương tự như bệnh trầm cảm.

    Rối loạn điều chỉnh ảnh hưởng đến cách bệnh nhân cảm nhận về bản thân và thế giới xung quanh. Triệu chứng bệnh mang tính chủ quan nhưng cũng có các biểu hiện chung, bao gồm:

    – Thường xuyên cảm thấy buồn bã, vô vọng

    – Không còn hứng thú với những sở thích trước đây

    – Hay khóc một mình

    – Lo lắng, bồn chồn nhiều lần trong ngày

    – Khó ngủ, chất lượng giấc ngủ thấp

    – Giảm khả năng tập trung

    – Gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày

    – Tránh những việc có tính quan trọng như làm việc, thanh toán hóa đơn…

    – Có ý nghĩ tự sát

    Triệu chứng của rối loạn điều chỉnh

    Các triệu chứng của chứng rối loạn điều chỉnh thường bắt đầu trong vòng 3 tháng sau sự kiện căng thẳng và kéo dài không quá 6 tháng. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn hoặc trở thành mãn tính nếu các tác nhân gây căng thẳng vẫn đang tiếp diễn.

    Triệu chứng rối loạn điều chỉnh dễ nhầm lẫn với bệnh trầm cảm

    Chẩn đoán bệnh thường gặp khó khăn do dễ nhầm lẫn với trầm cảm. Điều này dẫn đến sự sai lệch trong điều trị và khiến bệnh tình diễn biến xấu hơn. Rối loạn điều chỉnh thường không rõ nguyên nhân và được chẩn đoán khi một người gặp phải từ 5 triệu chứng dưới đây (trong ít nhất 2 tuần):

    – Thiếu năng lượng, mệt mỏi

    – Cảm giác trống rỗng

    – Không cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống

    – Thường xuyên buồn bã, chán nản

    – Cảm giác bản thân vô dụng

    – Lo lắng, mất tập trung

    – Thường có ý định tự tử và cố gắng tự tử

    – Rối loạn giấc ngủ

    – Có những cơn đau thể xác (đau đầu, đau lưng…) mà không rõ nguyên nhân

    Trầm cảm không phải là bệnh hiếm gặp. Theo Viện sức khỏe tâm thần quốc gia (NIMH), mỗi năm có khoảng 6,7% người trưởng thành bị trầm cảm. Trong khi đó, bệnh rối loạn điều chỉnh (còn được gọi là “trầm cảm tình huống”) xảy ra khi người bệnh gặp một chấn thương cụ thể.

    Quá trình điều trị bệnh rối loạn điều chỉnh khó khăn và mất nhiều thời gian

    Theo Mayo Clinic, điều trị rối loạn điều chỉnh rất cần thiết. Nếu không tiến hành kịp thời, bệnh nhân sẽ có khả năng rơi vào tình trạng căng thẳng mãn tính khá nguy hiểm. Chẩn đoán bệnh cần có sự xem xét nhiều yếu tố. Vì vậy, nó tốn khá nhiều thời gian.

    Hiện nay, các phương pháp điều trị căn bệnh này đã được chứng minh là mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, kết quả còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và thời gian phát hiện bệnh. Liệu pháp tâm lý được các bác sĩ ưu tiên sử dụng trong điều trị rối loạn điều chỉnh.

    Điều trị chứng rối loạn điều chỉnh

    Theo đó, liệu pháp này sẽ được tiến hành thông qua các buổi nói chuyện giữa chuyên gia trị liệu và bệnh nhân. Đối với từng trường hợp, các chuyên gia sẽ giúp người bệnh đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất.

    Song song với các buổi nói chuyện trị liệu, bác sĩ khuyến cáo người bệnh dành thời gian thực hiện những việc dưới đây nhằm tăng hiệu quả điều trị:

    – Tham gia các buổi trị liệu nhóm

    – Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh và uống nhiều nước

    – Thực hiện các hoạt động thể chất một cách đều đặn

    – Duy trì các thói quen tốt cho giấc ngủ như ngủ sớm, không sử dụng điện thoại trước khi ngủ…

    – Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ

    – Tránh sử dụng các thức uống có cồn và chất kích thích

    – Không để bản thân bị cô lập, kết nối nhiều hơn với mọi người xung quanh.

    Sẽ không dễ dàng để một người bị bệnh này nhận ra những thay đổi bất thường bên trong họ. Quá trình chẩn đoán và điều trị cần nhiều thời gian, cũng như sự theo dõi cẩn thận của các chuyên gia sức khỏe tâm thần.

    Nguyễn Anh Thư / HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thu Anh Nguyen · Ngày cập nhật: 05/03/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo