backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Chưa quan hệ tình dục có cần xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap)?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoa Phạm · Ngày cập nhật: 23/01/2021

    Chưa quan hệ tình dục có cần xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap)?

    Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn nữ thắc mắc chưa quan hệ có bị ung thư cổ tử cung không. Để hiểu rõ nguy cơ và cách chủ động phòng ngừa căn bệnh này, cách tốt nhất là bạn nên thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung.

    Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm thì bệnh sẽ rất khó chữa, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, việc đi khám phụ khoa và xét nghiệm tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap) định kỳ thực sự rất cần thiết. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về xét nghiệm ung thư cổ tử cung cho người chưa quan hệ.

    Mục đích của việc xét nghiệm Pap là nhằm thu thập các tế bào từ cổ tử cung nằm ở phần sau cùng của tử cung. Qua xem xét các tế bào thu thập được, bác sĩ có thể phát hiện ra liệu bạn có bị ung thư cổ tử cung hay không hoặc các tế bào có nguy cơ tiến triển thành ung thư trong cơ thể của bạn.

    Có cần xét nghiệm tế bào cổ tử cung nếu chưa từng quan hệ tình dục?

    Xét nghiệm tế bào cổ tử cung

    Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smears) thường không cần thiết đối với những bạn gái vẫn chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu gần đây thì phụ nữ cần thực hiện xét nghiệm này nếu trước đây họ từng hút thuốc hoặc mẹ của họ từng uống DES (hay còn được gọi là diethylstilbestrol – một loại estrogen tổng hợp) trong suốt thai kỳ giữa những năm 1938-1971 để ngừa sảy thai và sinh non.

    Đa số nguyên nhân của các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung đến từ một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục – HPV. Khoảng 99% các ca ung thư cổ tử cung đều do virus HPV gây ra. Tuy nhiên, các yếu tố như gia đình có tiền sử mắc bệnh hay thói quen hút thuốc… cũng là nguy cơ gây bệnh. Trong một số trường hợp hiếm gặp, HPV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, cho dù trẻ sơ sinh bị nhiễm virus HPV, cơ thể của bé thường tự loại bỏ loại virus này.

    Nhiều bạn gái trẻ hay nghĩ rằng mình không có nguy cơ nhiễm virus HPV bởi vì chưa từng quan hệ tình dục. Tuy nhiên, tất cả những ai đã từng thực hiện những hành vi mơn trớn như âu yếm dẫn đến cực khoái, quan hệ tình dục bằng miệng, đụng chạm da thịt với bộ phận sinh dục và quan hệ tình dục qua đường hậu môn đều có nguy cơ nhiễm virus HPV. Quan hệ tình dục nhưng không có sự xâm nhập cũng có thể lây lan bệnh HPV. Vì vậy, việc xét nghiệm Pap cũng rất cần thiết cho các bạn nữ trong các trường hợp trên.

    Xét nghiệm tế bào cổ tử cung nên được bắt đầu khi nào?

    Tầm soát ung thư cổ tử cung

    Nhiều tổ chức y tế khuyên rằng phụ nữ nên bắt đầu tiến hành xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung ở độ tuổi 21. Ở độ tuổi này, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung rất thấp nếu bạn chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, hãy cân nhắc tiến hành xét nghiệm này nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh.

    Bạn nên thảo luận với bác sĩ để biết được chính xác khi nào nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Qua đó, bạn có thể quyết định được điều gì tốt nhất cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.

    Xét nghiệm tế bào cổ tử cung giúp bạn sớm nhận ra nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung để kịp thời điều trị. Dù đã quan hệ tình dục hay chưa, bạn cũng nên đến bệnh viện kiểm tra và tiến hành xét nghiệm Pap định kỳ để có kết quả chính xác nhất. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có bất kỳ băn khoăn nào bạn nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hoa Phạm · Ngày cập nhật: 23/01/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo