backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Xuất tinh bị đau là bệnh gì? Xuất tinh xong bị đau có sao không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Châu Trần · Ngày cập nhật: 25/08/2023

Xuất tinh bị đau là bệnh gì? Xuất tinh xong bị đau có sao không?

Xuất tinh bị đau là tình trạng ít khi gặp phải ở nam giới khỏe mạnh. Do đó, nếu bạn đang gặp phải triệu chứng này thì bạn nên theo dõi hoặc cách tốt nhất là đi khám bác sĩ chuyên khoa Nam khoa. Nhưng xuất tinh bị đau là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và có bị làm sao không?

Để hiểu rõ hơn về tình trạng xuất tinh xong bị đau là gì. Trong bài viết này HelloBacsi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin mà bạn cần để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Xuất tinh xong bị đau là bệnh gì?

Xuất tinh xong bị đau (painful ejaculation) được khoanh vùng là có liên quan đến các cơ quan như tuyến tiền liệt, tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, ống xuất tinh, hoặc dương vật.

Các triệu chứng đi kèm bao gồm:

  • Đau trước, trong hoặc sau khi xuất tinh.
  • Đau buốt khi đi tiểu, nhất là khi sau xuất tinh.
  • Đau bên trong, xung quanh dương vật, bàng quang và hậu môn khi xuất tinh.
Trong một nghiên cứu từ năm 2016 trên Viện Y học Pubmed, kết quả nghiên cứu cho thấy có từ 1 – 10% nam giới có thể gặp phải tình trạng quan hệ xuất tinh xong thì bị đau. Trong đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có tới 30 – 75% nam giới bị viêm tuyến tiền liệt sẽ gặp phải tình trạng này.

Xuất tinh xong bị đau là do đâu?

Đau sau khi xuất tinh nếu xảy ra không thường xuyên có thể là do một số tình trạng rối loạn sinh lý tạm thời. Tuy nhiên nếu nó thường xuyên xảy ra, hoặc đã kéo dài trong nhiều tuần thì khả năng cao là liên quan đến bệnh lý.

Xuất tinh xong bị đau là do đâu?

1. Xuất tinh bị đau do ung thư tuyến tiền liệt

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới hầu hết các nước. Các triệu chứng của bệnh này sẽ khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên cũng sẽ có những triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Khó đi tiểu.
  • Đau bàng quang.
  • Ngắt dòng nước tiểu.
  • Đau trong khi đi tiểu.
  • Đau ở lưng và xương chậu.
  • Đau trong lúc xuất tinh.
  • Tiểu ra máu trong nước tiểu và xuất tinh có máu.

Nếu bị ung thư tuyến tiền liệt, bạn nên chọn những phương pháp điều trị có sẵn. Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh, bác sĩ mới có thể quyết định lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị có sẵn bao gồm phương pháp loại bỏ tuyến tiền liệt, xạ trị và liệu pháp hormone.

2. Viêm tuyến tiền liệt khiến nam giới bị đau khi xuất tinh

Tuyến tiền liệt là cơ quan giúp sản sinh tinh dịch − chất dịch mang tinh trùng. Khi quan hệ tình dục, cơ bắp nam giới sẽ đột nhiên co lại và gửi tinh dịch từ tinh hoàn đến niệu đạo, nơi tinh trùng được xuất ra khỏi cơ thể. Bất kỳ điều kiện nào gây viêm hoặc nhiễm trùng các cấu trúc dẫn đến xuất tinh hoặc các cấu trúc xung quanh vùng nhạy cảm đều dẫn đến hiện tượng đau khi xuất tinh.

Nói chung, các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt bao gồm đau trong khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, khó đi tiểu, đau vùng bụng, đau dương vật và xuất tinh đau đớn.

Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn có thể được điều trị hiệu quả bằng việc uống kháng sinh. Trong trường hợp nặng, bạn cần phải được tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch.

3. Xuất tinh bị đau do viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn có thể gây ra viêm nhiễm ở cả hai bên tinh hoàn. Tình trạng này thường xuyên diễn ra do mào tinh hoàn; bộ phận nối hai bên tinh hoàn với ống dẫn tinh bị viêm. Các triệu chứng thường thấy là đau khi quan hệ, rối loạn xuất tinh, xuất tinh lẫn máu, vùng bẹn bị đau và có thể bị sưng cả bìu.

Để điều trị bệnh viêm tinh hoàn, bạn cần phải có sự kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau kèm với nghỉ ngơi.

4. Mắc bệnh lây qua đường tình dịch (STDs)

Nếu bạn thường xuyên tham gia vào các mối quan hệ không mấy lành mạnh như Tình một đêm (419), quan hệ nhiều người (Some), Friend with benefit (FWB) cộng với việc quan hệ không an toàn thì nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục là rất cao.

Các bệnh làm ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nam giới, hay cụ thể hơn là ảnh hưởng đến đầu khấc là bệnh lậu, giang mai, ngứa đầu dương vật, viêm dương vật, bệnh chàm bìu, herpes sinh dục ở nam giới và nguy hiểm nhất là HIV/AIDS. Các căn bạn này không chỉ khiến bạn cảm thấy đau khi xuất tinh mà còn gây ra một số bệnh lý ngoài da và viêm nhiễm khác.

5. Nguyên nhân khác

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác khiến nam giới xuất tinh bị đau như:

  • Viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo là tình trạng viêm đau ở niệu đạo do vi khuẩn hay virus gây ra.
  • Nấm: Nhiễm nấm sẽ khiến tinh hoàn bị sưng, viêm tấy ở tuyến tiền liệt gây đau buốt trong khi quan hệ và xuất tinh.
  • Viêm túi tinh: Khi bị viêm túi tinh, nam giới vẫn cảm thấy bình thường ở giai đoạn đầu ân ái. Nhưng đến khi cảm xúc dâng trào, túi tinh co bóp mạnh để phóng tinh thì bị đau đớn ở mức độ cao.
  • Thuốc chống trầm cảm: Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thuốc chống trầm cảm có khả năng gây đau đớn khi xuất tinh như thuốc chống trầm cảm 3 vòng hay TCA (clomipramine, imipramine, desipramine, protriptyline, amoxapine), các chất gây ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc hay SSRI (fluoxetine và venlafaxine) và MAOI (selegiline và moclobemide).

Bên cạnh đó, nam giới cũng có nguy cơ bị đau đớn khi xuất tinh do chấn thương hay nhạy cảm với các chất diệt tinh trùng và dầu hay kem bôi trơn.

Xuất tinh xong bị đau, bị rát, bị buốt có sao không?
Xuất tinh xong bị đau, bị rát, bị buốt có sao không?

Xuất tinh xong bị đau, bị buốt, bị rát có sao không?

Hơn 90% nam giới bị đau khi xuất tinh đánh giá rằng đây thật sự là một vấn đề nghiêm trọng đối với họ. Về mặt y khoa, để đảm bảo chính xác triệu chứng này là do đâu, các bác sĩ sẽ cần lấy mẫu nước tiểu, tinh dịch và một số xét nghiệm liên quan để đưa ra chẩn đoán chính xác cho bạn.

Xuất tinh xong bị đau có sao không?

Nếu xuất tinh xong bị đau thường xuyên và kèm theo nhiều triệu chứng khác như đau buốt khi đi tiểu, sốt, nôn mửa,..thì bạn cần nhanh chóng đi khám bệnh và làm xét nghiệm, phân tích nước tiểu, siêu âm tinh hoàn, túi tinh, xét nghiệm tinh dịch đồ, tuyến tiền liệt.

Bạn nên làm gì khi gặp phải tình trạng này?

Theo khuyến nghị của Tổ chức chăm sóc sức khỏe nam giới Healthy Male, các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám ngay khi gặp phải dấu hiệu này. Càng phát hiện sớm sẽ càng tốt cho sức khỏe sinh sản của bạn.

Việc đi khám sớm sẽ giúp bạn tránh khỏi các tình trạng kéo theo như giảm ham muốn quan hệ, lo lắng về khả năng tình dục trong tương lai, lòng tự trọng thấp hoặc thậm chí là dẫn đến vô sinh.

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Châu Trần · Ngày cập nhật: 25/08/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo