backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bác sĩ bật mí các loại Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng hiệu quả nhất

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 12/02/2022

    Bác sĩ bật mí các loại Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng hiệu quả nhất

    Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy, viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?

    Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất.

    Viêm mũi dị ứng là một trong những tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhất là khi thời tiết thay đổi hay không khí ô nhiễm. Tùy theo cơ địa từng người mà tác nhân gây dị ứng khác nhau, nhưng thường gặp nhất là các chất bay hơi, khói bụi hoặc phấn hoa.

    Các biểu hiện bệnh thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây nhiều phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày. Do đó, mọi người thường tìm hiểu xem viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì hay thuốc chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất nhằm nhanh chóng giảm bớt triệu chứng dị ứng.

    Có rất nhiều loại thuốc khác nhau giúp điều trị tình trạng viêm, phản ứng dị ứng gây ra những triệu chứng bệnh. Thuốc có thể ở nhiều dạng dùng khác nhau, bao gồm thuốc uống, thuốc xịt mũi, viên ngậm hay tiêm… Dưới đây là các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất.

    Thuốc trị viêm mũi dị ứng: Sử dụng thuốc kháng histamin

    Thuốc kháng histamin trị sổ mũi thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng như ngứa, hắt hơi, sổ mũi nhưng không giúp giảm nghẹt mũi. Một số biệt dược phối hợp các hoạt chất nhóm này với hoạt chất corticosteroid/ thuốc thông mũi để có tác dụng nhanh hơn.

  • Thuốc kháng histamin thế hệ 1, đường uống: thường là các thuốc không kê đơn, mua được tại các nhà thuốc nhưng có tác dụng phụ an thần, gây buồn ngủ. Nhóm thuốc này bao gồm: chlorpheniramine, diphenhydramine, clemastine. Khi dùng các thuốc này bạn nên cẩn thận nếu cần thực hiện các hoạt động đòi hỏi phải tỉnh táo tinh thần như lái xe, vận hành máy móc, làm việc…
  • Thuốc kháng histamin thế hệ 2, đường uống: bao gồm loratadine, desloratadine, cetirizine, levocetirizine, fexofenadine. Các thuốc này ra đời sau nên khắc phục được tác dụng phụ gây buồn ngủ, ít gây khó chịu hơn thế hệ 1 nên được ưu tiên sử dụng. Trong đó, một số thuốc cũng thuộc nhóm không kê đơn nên bạn có thể mua được ở nhà thuốc dưới sự tư vấn của dược sĩ.
  • Như vậy, bạn đã biết được câu trả lời cho thắc mắc viêm mũi uống thuốc gì hay bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì. Ngoài ra, còn một số thuốc kháng histamin trị sổ mũi khác, bao gồm:

    • Thuốc xịt mũi kháng histamin: Đây là một trong các loại thuốc xịt mũi trị viêm mũi dị ứng phổ biến. Thuốc xịt mũi viêm mũi dị ứng chứa hoạt chất kháng histamin bao gồm azelastine, olopatadine là những thuốc được kê đơn giúp giảm các triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi và hắt hơi. Các thuốc trị viêm mũi dị ứng này thường phát huy tác dụng nhanh trong vòng vài phút sau khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy có vị khó chịu trong miệng sau khi dùng thuốc xịt mũi.
    • Thuốc nhỏ mắt: Mặc dù là thuốc dùng cho mắt, nhưng vẫn được xem là một loại thuốc nhỏ mũi trị viêm mũi dị ứng. Thuốc nhỏ mắt kiêm thuốc nhỏ viêm mũi dị ứng này được dùng khi có các cảm giác ngứa, kích ứng mắt kèm theo các triệu chứng dị ứng khác. Thuốc nhỏ mắt chứa các hoạt chất nhóm kháng histamin thường được chỉ định dùng bởi bác sĩ.

    Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng: Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid

    thuốc trị viêm mũi dị ứng xịt mũi corticosteroid

    Thuốc corticosteroid (glucocorticoid hay corticoid) dạng xịt mũi cũng là nhóm thuốc điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến. Đây được xem là một trong những thuốc xịt viêm mũi dị ứng tốt nhất. Thuốc xịt mũi trị viêm mũi dị ứng ít gây ra tác dụng phụ hơn so với đường uống và giúp giảm nhanh các triệu chứng ở hầu hết trường hợp.

    Nếu có những triệu chứng nặng, bạn có thể cần sử dụng thuốc thông mũi trước vài ngày trước khi bắt đầu dùng thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng chứa corticosteroid để giảm bớt sưng, phù nề ở mũi. Bác sĩ sẽ đánh giá và chỉ định loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng với liều dùng phù hợp cho từng trường hợp.

    Khi xịt thuốc vào mũi, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. Hãy thử bịt một bên lỗ mũi rồi xịt thuốc vào bên còn lại để cải thiện khả năng giữ thuốc trong đường mũi. Nếu thuốc chảy xuống cổ họng, bạn nên khạc nhổ ra ngoài.

    Tuy ít gây ra tác dụng phụ không mong muốn nhưng một số người có thể cảm thấy mùi vị khó chịu trong miệng, khô niêm mạc mũi, đôi khi bị chảy máu vách ngăn mũi. Để hạn chế tác dụng phụ, bạn có thể giảm bớt liều dùng thuốc, bôi gel hoặc xịt dưỡng ẩm mũi trước khi xịt thuốc.

    Một số tên thuốc trị viêm mũi dị ứng dạng xịt mũi chứa corticosteroid là:

    • Beclomethasone
    • Budesonide
    • Ciclesonide
    • Flunisolide
    • Fluticasone
    • Mometasone
    • Triamcinolone

    Thuốc trị viêm mũi dị ứng: Thuốc thông mũi

    thuốc trị viêm mũi dị ứng: thuốc thông mũi

    Thuốc thông mũi – thuốc viêm mũi dị ứng, giúp giảm nghẹt mũi và giảm áp lực gây ra tình trạng sưng nề mô trong mũi. Các thuốc viêm mũi này không chứa các hoạt chất kháng histamin nên không gây ra các tác dụng phụ như nhóm thuốc kháng histamin. Thế nhưng, thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp và không thích hợp cho những người bị tăng huyết áp hay bệnh tim mạch.

    Thuốc thông mũi có cả ở dạng đường uống và dạng xịt mũi, có thể đơn lẻ hoặc được phối hợp với hoạt chất khác:

    • Đường uống: pseudoephedrine, phenylephrine
    • Xịt mũi: oxymetazoline, phenylepherine
    • Phối hợp: loratadine + pseudoephedrine, cetirizine + pseudoephedrine, fexofenadine + pseudoephedrine…

    Lưu ý, bạn không nên dùng thuốc thông mũi dạng xịt quá 2–3 ngày vì có thể gây ra tình trạng viêm mũi do dùng thuốc (rhinitis medicamentosa). Khi đó, bạn sẽ thường xuyên bị nghẹt mũi nếu không sử dụng thuốc liên tục và khó có thể điều trị.

    Một số thuốc trị viêm mũi dị ứng khác

    thuốc xịt mũi trị viêm mũi dị ứng

    Nước muối xịt mũi

    Nước muối xịt mũi là thuốc điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất, an toàn nhất, giúp bạn giảm bớt cảm giác khô mũi hoặc làm loãng chất nhầy đặc ở mũi. Bạn có thể dùng nước muối để rửa mũi thường xuyên nếu cần. Việc này cũng giúp rửa sạch đường mũi, loại bỏ các chất lạ, chất gây kích ứng ra ngoài.

    Cromolyn

    Thuốc xịt mũi cromolyn ngăn ngừa được các triệu chứng viêm mũi dị ứng bằng cách can thiệp vào quá trình phóng thích các hóa chất trung gian từ hệ miễn dịch khi phản ứng dị ứng xảy ra. Thuốc được sử dụng nhiều lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả. Để phát huy tác dụng, bạn nên dùng thuốc trước khi các triệu chứng bắt đầu, tức là dùng với mục đích phòng ngừa dị ứng xuất hiện.

    Cromolyn thường không có hiệu quả tốt bằng các thuốc trị viêm mũi dị ứng trên nhưng có thể dùng để đề phòng bệnh bùng phát. Ví dụ, bạn có thể dùng trước khi đi đến một vùng đang bị ô nhiễm không khí hay đến thăm bạn bè có nuôi vật nuôi/gia súc…

    Ipratropium

    Thuốc xịt mũi chứa ipratropium bromide có thể giúp giảm tiết dịch mũi do viêm mũi dị ứng hoặc một số dạng viêm mũi không dị ứng khác.

    Thuốc kháng leukotriene

    Một hóa chất trung gian góp phần gây ra những triệu chứng viêm mũi dị ứng ở một số người có tên leukotriene. Khi đó, sử dụng thuốc kháng leukotriene sẽ ngăn tác động của chất này và giảm nhẹ triệu chứng. Thuốc này phù hợp cho những người vừa bị hen suyễn vừa bị viêm mũi dị ứng.

    Các thuốc thường được sử dụng gồm: montelukast, zafirlukast.

    Nói chung, tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bạn có thể ra nhà thuốc gặp dược sĩ hoăc đi khám bệnh để có được các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả. Mỗi người sẽ bị dị ứng với những tác nhân khác nhau nên bạn sẽ mất một khoảng thời gian để xác định nguyên nhân và tìm ra cách điều trị phù hợp nhất.

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được viêm mũi dị ứng uống thuốc gì.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 12/02/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo