backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Sẹo bỏng: bạn đã biết cách điều trị hiệu quả?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thinh Ta · Ngày cập nhật: 04/12/2020

    Sẹo bỏng: bạn đã biết cách điều trị hiệu quả?

    Điều trị sẹo bỏng, dù nặng hay nhẹ, điều quan trọng là bạn phải điều trị sớm và đúng cách để vết sẹo hình thành nhỏ nhất. Còn khi vết thương đã lành hẳn và vết sẹo đã hình thành rõ rệt trên da, việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian và khó khăn hơn gấp bội phần.

    Ngoài nguy cơ bỏng do cháy nổ, những trường hợp bỏng nhiệt, bỏng hóa chất, ánh sáng hoặc do va chạm cũng rất dễ xảy ra. Để xử lý vết bỏng đúng cách, bạn cần hiểu rõ về bỏng và vấn đề đang gặp phải. Hầu hết những trường hợp bỏng nhẹ như bỏng nước sôi nhẹ, bỏng bô xe hay bỏng do dầu ăn bắn vào người khi nấu ăn, nếu áp dụng đúng cách trị bỏng không để lại sẹo sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng trên da. Nhưng những trường hợp bỏng nghiêm trọng cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức để dự phòng các biến chứng và tử vong.

    Nhận diện các loại bỏng thường gặp để điều trị sẹo bỏng

    Các vết bỏng được phân loại tùy thuộc vào sự tổn thương trên da.

    • Bỏng do dầu ăn bắn vào người: thường là bỏng nhẹ và chỉ ảnh hưởng trên lớp nông của bề mặt da. Với những vết bỏng này, bạn chỉ thấy da đỏ, có dấu hiệu sưng nhẹ. Khi vết thương lành sẽ khô và bong tróc da. Bỏng do dầu mỡ thường khỏi trong vòng 3–6 ngày.
    • Bỏng do bô xe máy: Nghiêm trọng hơn so với những trường hợp bỏng do dầu ăn, bỏng bô xe máy ảnh hưởng đến lớp dưới da, làm da bị phồng rộp và sưng đỏ. Những vết bỏng dạng này sẽ lành sau khoảng 2–3 tuần. Vết bỏng càng phồng rộp nặng, cách xóa sẹo bỏng bô xe máy càng cần nhiều thời gian áp dụng.
    • Bỏng nặng: Những trường hợp bỏng nặng hơn do dung dịch nóng đổ trực tiếp lên người (cháo nóng, chảo dầu nóng), chập điện, cháy nổ hoặc hóa chất có thể gây những vết bỏng lớn, nặng nề, tổn thương nghiêm trọng đến vùng da sâu hơn. Thậm chí, tổn thương có thể chạm đến mạch máu, các cơ quan chính và xương.

    Cách chăm sóc vết bỏng

    Cách chăm sóc vết bỏng tùy thuộc vào mức độ và kích thước của vết bỏng. Những vết bỏng nhẹ, chỉ tổn thương lớp biểu bì trên cùng thường tự lành và không để lại sẹo bỏng.

    Những trường hợp bỏng nặng hơn, làm da phồng rộp, bạn nên:

    • Bôi một lớp thuốc mỡ kháng sinh lên vết bỏng để giúp vết thương mau lành
    • Băng bó vết bỏng với gạc vô trùng, không dính để bảo vệ vùng tổn thương, ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như giúp da nhanh hồi phục.

    Trường hợp bỏng nặng, vết bỏng trắng nhợt hoặc xám lại, khô cứng và không cảm thấy đau. Có thể các đầu nút dây thần kinh đã bị phá hủy. Bạn nên đến bệnh viện ngay.

    Cách ngăn ngừa và cải thiện sẹo bỏng

    • Để tránh để lại sẹo, tuyệt đối không bóc mài vết thương. Cần để lớp mài tự bong tróc.
    • Để hạn chế sự hình thành sẹo bỏng, cần bôi gel cải thiện sẹo ngay khi vết thương vừa khép miệng, liền da. Từ lúc vết thương lành, quá trình tạo sẹo sẽ diễn ra mạnh mãnh trong suốt 40 – 60 ngày: đây chính là thời điểm VÀNG để ngăn tạo sẹo, giúp vết sẹo nhỏ nhất có thể.
    • Sử dụng gel chăm sóc sẹo suốt 40 – 60 ngày sau khi lành thương giúp làm giảm kích thước sẹo đáng kể cả về độ dày và độ dài.
    • Tiếp tục sử dụng cho đến khi sẹo được cải thiện hoàn toàn: vết sẹo sẽ mờ, phẳng và hòa lẫn vào vùng da xung quanh và ít được nhận thấy nhất.
    • Ngay tại thời điểm lành thương, bạn sẽ không biết vết sẹo bỏng của mình là sẹo lồi hay sẹo lõm. Vì vậy, tốt nhất, cần chọn một loại gel cải thiện sẹo có tác dụng cho cả sẹo lồi và sẹo lõm.
    Trị sẹo bỏng
    Ngay khi vết thương vừa khép miệng liền da, bạn nên sử dụng ngay gel cải thiện sẹo

    Quá trình điều trị sẹo bỏng cần sự can thiệp kịp thời, cách cải thiện sẹo cũng như thuốc trị sẹo bỏng phù hợp. Hãy lựa chọn đúng đắn để có làn da mịn màng, không tỳ vết nhé bạn!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Thinh Ta · Ngày cập nhật: 04/12/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo