backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Cà phê và trà: Bố mẹ có nên cho bé uống hay không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 23/07/2020

    Cà phê và trà: Bố mẹ có nên cho bé uống hay không?

    Trà và cà phê là hai trong số các loại thức uống có chứa chất kích thích không tốt cho sức khỏe của trẻ em. Nếu bố mẹ không kịp thời khuyên ngăn, hậu quả để lại cho con sẽ là rất lớn.

    Đối với người lớn, trà và cà phê là loại đồ uống rất được ưa thích vì chúng có chứa một lượng chất kích thích có công dụng giúp người dùng cảm thấy vô cùng tỉnh táo. Tuy nhiên với đối tượng là trẻ em, những thức uống này không nên sử dụng bởi hệ thần kinh cũng như cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện để có thể chịu được những tác động mà các chất kích thích này gây nên. Vậy thì cụ thể, những hệ quả tiêu cực mà con có thể gặp phải khi sử dụng 2 loại thức uống này là gì? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé.

    Bản chất của trà và cà phê

    Từ lâu đời, cà phê được dùng như một vị thuốc cho bệnh hen suyễn, đau đầu và cảm lạnh, hoặc được dùng bơm vào cơ thể thông qua trực tràng nhằm giải độc khi ngộ độc thuốc phiện. Cây thuốc được sử dụng trong y học để kích thích sự thèm ăn và tăng cường tiêu hóa, thúc đẩy co thắt của ruột và giúp thức ăn đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn. Vị thuốc này còn có khả năng phòng ngừa bệnh sỏi mật và Parkinson.

    Thành phần chính trong cà phê và trà là caffein, một loại chất kích thích tác động mạnh đến hệ thần kinh trung ương. Caffein còn có mặt trong các loại đồ uống có ga khác và thậm chí trong một số loại thuốc cảm. Khi nạp caffein, người dùng sẽ cảm thấy sảng khoái, cải thiện tâm trạng, giúp tăng sức chịu đựng bởi vì caffein lúc này phát huy tác dụng kích thích lên hệ thần kinh trung ương.

    100 g cà phê có 40 mg caffein, trong khi 100 g trà có 11 mg caffein. Theo viện Nhi khoa Hoa Kỳ, lượng caffein nạp vào cơ thể phải ít hơn:

    • 5mg đối với trẻ em từ 4-6 tuổi;
    • 62,5mg đối với trẻ từ 7-9 tuổi;
    • 85mg đối với trẻ từ 10-12 tuổi.

    Bạn có thể uống từ 60-200 ml hỗn hợp cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, khả năng tử vong có thể xảy ra nếu bạn dùng khoảng 100 ly cà phê mỗi ngày.

    Cơ chế hoạt động của caffeine là gì?

    Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cơ chế hoạt động của caffeine. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy caffeine là một chất tạo ra vị đắng trong cà phê. Chất này có nhiều ảnh hưởng lên việc chuyển hóa chất của cơ thể và có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho bạn tỉnh táo hơn và giúp cung cấp năng lượng.

    Bạn có thể uống cà phê để làm giảm mệt mỏi về tinh thần và thể chất cũng như tăng sự tỉnh táo. Cà phê còn được sử dụng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2, ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư vú. Các ứng dụng khác của cà phê bao gồm điều trị nhức đầu, hạ huyết áp, béo phì và rối loạn tăng động (ADHD).

    Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cà phê hay trà như một loại thuốc cho trẻ.

    Việc cho con sử dụng trà hay cà phê có chứa caffein sẽ ảnh hưởng đến con bạn qua một số mặt như sau:

    • Các vấn đề về giấc ngủ. Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng trẻ em tiêu thụ caffein gặp phải các vấn đề về rối loạn giấc ngủ. Caffeine làm tăng huyết áp và gây ra tình trạng lo âu ở trẻ em và lần lượt dẫn đến những vấn đề về giấc ngủ. Caffeine cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng động và khó tập trung ở các bé;
    • Gây nghiện. Nếu bạn quên uống trà hoặc cà phê vào buổi sáng hoặc buổi tối, bạn chắc chắn sẽ bị nhức đầu. Đây cũng là câu chuyện tương tự với nhiều người trong chúng ta kể cả trẻ em. Cho bé uống cà phê hoặc trà mỗi ngày chắc chắn là một thói quen không tốt, trẻ sẽ bị nghiện và rất khó bỏ;
    • Giá trị dinh dưỡng thấp. Một tách trà hoặc cà phê chứa hàm lượng chất dinh dưỡng thấp. Thay vì cho bé uống trà hoặc cà phê thì sữa hoặc nước ép trái cây tươi sẽ là lựa chọn khoa học hơn giúp bé khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng;
    • Tăng lượng đường hấp thụ. Cà phê và trà có chứa một lượng đường trong đó. Cơ thể bé hấp thụ quá nhiều đường sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng cũng như bệnh béo phì;
    • Kích thích tiểu nhiều. Cà phê là chất lợi tiểu. Điều này có nghĩa là uống nhiều cà phê làm bé đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến việc mất nước, mất canxi thông qua nước tiểu. Như chúng ta đều biết, canxi là chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của hệ xương và răng ở trẻ em. Cứ với mỗi 100 g caffein thì có 6 g canxi bị mất đi qua đường tiểu;
    • Các vấn đề về dạ dày. Hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày của trẻ nói riêng chưa phát triển hoàn thiện nên không thể trang bị các chất xử lý caffein. Do đó, ngay cả khi lượng caffein là rất ít cũng có thể dẫn đến các vấn đề dạ dày và ợ nóng.

    Cà phê và trà ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ em nên bố mẹ cần khéo léo nhắc nhở con không được sử dụng cho tới khi con đủ tuổi trưởng thành.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 23/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo