backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Rễ cam thảo: Hãy cẩn thận khi sử dụng!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 07/03/2019

    Rễ cam thảo: Hãy cẩn thận khi sử dụng!

    Rễ cam thảo thường được dùng để chống nhiễm trùng da, chữa sâu răng, ngừa viêm họng… Mặc dù có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, song loại thảo dược này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ mà bạn cần lưu ý.

    Rễ cam thảo là một loại thảo dược mà con người đã sử dụng trong hàng ngàn năm để điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn không dùng đúng cách, đúng liều lượng, rễ cam thảo có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu lợi ích và tác dụng phụ của rễ cam thảo nhé!

    Lợi ích sức khỏe của rễ cam thảo

    Rễ cam thảo là loại dược liệu quý được dùng rất nhiều trong đông dược. Với hơn 300 hợp chất khác nhau và một số hợp chất có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, rễ cam thảo mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.

    1. Rễ cam thảo chống nhiễm trùng da

    Bệnh chàm trên da có thể gây ngứa, đỏ, đóng vảy và viêm. Gel bôi ngoài da có chứa rễ cam thảo được khuyên dùng để điều trị bệnh chàm. Cam thảo có thể được xem là một cách điều trị da liễu hiệu quả nhờ vào đặc tính kháng khuẩn của nó.

    Theo nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu Dược phẩm Iran, chiết xuất từ rễ cây cam thảo có thể ngăn vi khuẩn lây nhiễm vào da hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy hoạt động kháng khuẩn chống lại Staphylococcus aureus, loài vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng da như lở, viêm mô tế bào da và viêm nang lông.

    2. Rễ cam thảo làm lành vết loét dạ dày

    rễ cam thảo

    Rễ cam thảo có thể làm dịu các vấn đề về đường tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy glabridin và glabrene là những flavonoid chiết xuất từ rễ cây cam thảo có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm khó chịu dạ dày. Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, loét dạ dày và ợ nóng thì chiết xuất này có thể làm nhanh lành niêm mạc dạ dày và khôi phục lại sự cân bằng.

    Loài vi khuẩn có tên Helicobacter pylori có thể gây loét dạ dày ở người. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ rễ cam thảo có thể giúp tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn này. Một thử nghiệm lâm sàng trên 120 người cho thấy việc bổ sung chiết xuất cam thảo vào điều trị đã cải thiện đáng kể việc loại trừ H. pylori. 

    3. Rễ cam thảo tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng

    Nghiên cứu cho thấy rễ cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng trong miệng. Loại thảo mộc này có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn miệng, điều này đồng nghĩa với việc cam thảo có thể là một cách điều trị sâu răng trong tương lai.

    4. Rễ cam thảo giúp giảm nguy cơ đau họng

    Từ lâu, rễ cam thảo được xem như là một thảo dược giúp giảm nguy cơ viêm họng. Một nghiên cứu nhỏ về những người đặt ống thở trước phẫu thuật cho thấy sau phẫu thuật, các bệnh nhân đều có khả năng cao bị đau họng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng súc miệng dung dịch cam thảo trong 1 – 15 phút trước khi phẫu thuật có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng.

    5. Rễ cam thảo hỗ trợ điều trị viêm gan C

    Glycyrrhizin chiết xuất từ rễ cam thảo có thể giúp điều trị viêm gan C, một loại virus lây nhiễm vào gan cũng như gây viêm và tổn thương gan lâu dài. Các nhà nghiên cứu cho rằng glycyrrhizin có các chất kháng khuẩn chống lại viêm gan C trong các tế bào. Đây có thể hứa hẹn là phương pháp điều trị trong tương lai cho loại virus này.

    Các bác sĩ tại Nhật Bản sử dụng một dạng tiêm glycyrrhizin để điều trị cho những người bị viêm gan C mãn tính nhưng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chiết xuất rễ cam thảo có hữu ích trong việc điều trị bệnh này.

    Tác dụng phụ của rễ cam thảo

    Mặc dù có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, song liều lượng của cam thảo phụ thuộc vào tình trạng cần điều trị của mỗi người. Bạn không nên tiêu thụ quá nhiều rễ cam thảo trong thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung. Việc tiêu thụ một lượng lớn chiết xuất cam thảo glycyrrhizin có thể dẫn đến các tác dụng phụ.

    1. Rễ cam thảo gây hạ kali trong cơ thể

    Việc bạn tiêu thụ rễ cam thảo có thể khiến nồng độ kali trong cơ thể giảm xuống. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), điều này có thể dẫn đến:

    Để tránh các nguy cơ này, bạn hãy dùng đúng liều lượng và thăm hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cam thảo nhé.

    2. Rễ cam thảo không tốt cho thai nhi trong bụng mẹ

    rễ cam thảo

    Phụ nữ mang thai không nên sử dụng rễ cam thảo. Một nghiên cứu cho thấy glycyrrhiza trong cam thảo có thể gây hại cho não bộ đang phát triển của thai nhi, dẫn đến các vấn đề về nhận thức sau này của trẻ khi ra đời. Một nghiên cứu khác cho thấy tiêu thụ cam thảo quá nhiều trong thai kỳ có thể dẫn đến sinh non.

    3. Dùng rễ cam thảo quá liều gây tác dụng phụ

    Mặc dù sử dụng rễ cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, việc tiêu thụ cam thảo hàng ngày trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Việc sử dụng quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng huyết áp, nồng độ kali suy giảm, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh.

    4. Rễ cam thảo gây tương tác thuốc

    Bạn cần lưu ý một số loại thuốc có tương tác với rễ cam thảo khi dùng chung như:

    • Thuốc hạ kali
    • Thuốc huyết áp
    • Thuốc lợi tiểu
    • Thuốc nhịp tim
    • Thuốc chống đông
    • Estrogen, thuốc tránh thai
    • Thuốc chống viêm corticosteroid

    Cách tốt nhất để tránh được các tác dụng phụ không mong muốn là bạn hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng rễ cam thảo.

    Rễ cam thảo là một phương thuốc lâu đời đã chứng minh một số lợi ích sức khỏe trong các nghiên cứu lâm sàng và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên cẩn thận trao đổi với bác sĩ để đảm bảo rằng cam thảo sẽ không gây tương tác với bất kỳ loại thuốc nào hoặc gây ra tác dụng phụ có hại cho sức khỏe của bạn. Loại thảo dược này quý nhưng dùng không đúng cách sẽ gây hại đấy!

    Hoàng Trí HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 07/03/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo