backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Nhện nhà có độc không? Cách xử lý nhanh khi bị nhện nhà cắn

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 25/08/2022

Nhện nhà có độc không? Cách xử lý nhanh khi bị nhện nhà cắn

Nhện nhà có thể tấn công bạn và để lại những vết cắn đau nhức. Vậy nhện nhà có độc không? Khi bị nhện nhà cắn, bạn cần xử lý như thế nào?

Đặc biệt, nhiều người cực kì lo lắng khi bị nhện tanratula cắn. Đây là loài nhện có ngoại hình khá đáng sợ, màu đen với đôi chân lông lá dài 6-7cm. Tuy nhiên, vết cắn của loài nhện này không quá nguy hiểm, chỉ chứa chất độc nhẹ giống như khi ta bị ong đốt mà thôi.

Dấu hiệu và triệu chứng nhện nhà cắn

Nhện nhà có độc không? Bị nhện nhà cắn có sao không?

Trên thực tế, có hơn 50 loài nhện có thể cắn người, nhưng đa số chúng chỉ chứa chất độc rất nhẹ hoặc không có độc. Vết nhện cắn thường đau đớn và sưng trong vòng 1 – 2 ngày, hệt như khi ta bị ong đốt.

>>> Xem thêm: Bị dập ngón tay phải làm sao để sơ cứu nhanh?

Bị nhện nhà cắn thì phải làm sao?

nhện nhà cắn

Cách chữa nhện cắn: Khi bị nhện nhà tấn công, bạn cần nhanh chóng:

  • Rửa vết cắn bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vùng bị thương trong vòng 10 phút, ngoại trừ trường hợp vết cắn nằm gần mắt.
  • Chườm lạnh lên vết thương để giúp giảm đau và sưng.

>>> Đọc thêm: Ong đốt bôi gì cho bớt sưng nhức? Khi nào cần cấp cứu ngay?

Hãy gọi cho bác sĩ nếu:

  • Khu vực bị cắn xảy ra hiện tượng co thắt cơ bắp
  • Vùng bị cắn bỏng rộp hoặc chuyển sang màu tím
  • Cơn đau nhức kéo dài không dứt
  • Xuất hiện thêm các triệu chứng mới
  • Bạn nghĩ người bị cắn cần khám bác sĩ.

Cách phòng ngừa nhện cắn

Để ngăn ngừa bị nhện cắn, bạn nên:

  • Mặc áo dài tay, đội nón, đeo găng và mang bốt khi vận chuyển các hộp chứa đồ hoặc khi bạn phải dọn vệ sinh nhà kho, nhà để xe, tầng hầm, gác xép…
  • Hãy kiểm tra và giũ vài lần các đôi găng tay làm vườn hoặc bốt và quần áo đã lâu không sử dụng trước khi mang lại
  • Ngăn côn trùng và nhện vào nhà bằng cách chèn kín cửa sổ và cửa ra vào, hàn các kẽ hở hoặc vết nứt trên tường nhà
  • Hãy vứt các thùng chứa, quần áo và những món không dùng nữa ra khỏi nhà kho
  • Hãy đặt những thứ bạn muốn lưu trữ tại vị trí cách xa tường và sàn nhà
  • Dỡ bỏ các đống đá và gỗ xung quanh khuôn viên nhà
  • Tránh trữ củi trong nhà
  • Hãy dọn sạch nhện và mạng nhện, khi vứt nên bỏ chúng trong túi được buộc chặt và vứt ra bên ngoài để tránh nhện có thể vào nhà một lần nữa.

>>> Tham khảo thêm: Bị bò cạp cắn phải làm sao cho hết nhức?

Nhện cắn có sao không? Nhện nhà cắn thường không quá nguy hiểm nhưng có thể gây đau nhức và sưng trong vài ngày. Do đó, việc nắm rõ cách sơ cứu khi bị nhện cắn sẽ giúp bạn nhanh chóng xử lý vết thương để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 25/08/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo