backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Kem tẩy lông: Những tác dụng phụ cần lưu ý

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Châu Trần · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    Kem tẩy lông: Những tác dụng phụ cần lưu ý

    Để có da tay hay da chân cũng mịn màng như da mặt, đa số các cô nàng ngày nay đều chuộng dùng kem tẩy lông. Với phương pháp tẩy lông vừa nhanh lại vừa tẩy sạch đến tận chân lông, các loại kem tẩy lông với nhiều nhãn hiệu khác nhau ngày càng có mặt rộng rãi trên thị trường. Thế nhưng, bên cạnh việc mang lại làn da trắng mịn, những tác hại của kem tẩy lông cũng không phải nhỏ.

    3 tác dụng phụ của kem tẩy lông ảnh hưởng đến da

    Có thể nói rằng, việc gì cũng có hai mặt, tốt và xấu, kem tẩy lông cũng không ngoại lệ. Ngoài việc đem lại làn da mịn màng, êm ái, giúp cho chị em phụ nữ tự tin trong mọi tình huống trong cuộc sống và công việc, tác dụng phụ của kem tẩy lông cũng đem lại không ít phiền toái và khó chịu.

    Những tác dụng phụ đó là:

    – Dễ gây kích ứng da

    – Bỏng da do các chất hóa học

    – Để lại mùi trên da

    1. Kem tẩy lông dễ gây kích ứng da

    Kem tẩy lông dễ gây kích ứng da

    Khô, ngứa hay phát ban là những tình trạng dị ứng da thường xảy ra ở những người dùng kem tẩy lông. Các kích ứng da này không quá nặng, nó chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, khi rửa sạch lại với nước, da bạn có thể trở lại bình thường. Tuy nhiên, đối với da nhạy cảm, tình trạng kích ứng có thể diễn ra lâu hơn và cần dùng đến các loại thuốc điều trị.

    Trong hầu hết các loại kem tẩy lông đều có chứa thành phần các chất hóa học như hỗn hợp lưu huỳnh và các nguyên tố như natri, barri, chất thyogycolate, axit mercaptopro-pionic… có tác dụng làm lông rụng ngay bề mặt da, không tác động sâu đến lỗ chân lông. Tuy nhiên, người có da nhạy cảm sẽ không tránh khỏi trường hợp kích ứng da.

    Khi sử dụng kem tẩy lông, bạn nên thoa một ít kem lên vùng da nhỏ, sau đó chú ý đến tình trạng kích ứng của da có xảy ra vào ngày hôm sau hay không.

    2. Bỏng da do các chất hóa học

    Bỏng da do các chất hóa học

    Các vết bỏng có thể xảy ra với việc sử dụng các loại kem tẩy lông với thành phần chứa nhiều chất hóa học mạnh. Lông và tóc trên cơ thể chúng ta đều được cấu thành từ các protein và các amino axit giống nhau. Khi bạn để kem tẩy lông quá lâu trên da hoặc rửa không sạch, các thành phần hóa học có thể làm các protein và amino axit bị phân hủy, gây ra hiện tượng bỏng da.

    Về cơ bản, đây là các vệt nâu đỏ, có thể dần hình thành nên sắc tố trên da. Những vệt này có thể mờ dần trong một tuần, thậm chí tới một năm tùy từng loại da.

    3. Để lại mùi khó chịu trên da

    Để lại mùi khó chịu trên da

    Hầu hết các loại kem tẩy lông đều có những mùi hăng nồng của các thành phần hóa học. Dù bạn đã rửa thật kỹ nhưng vẫn có trường hợp mùi của kem tẩy lông bám lại trên da khá lâu.

    Các biện pháp “chữa cháy” nhanh cho trường hợp này là bạn thường dùng kem dưỡng da hay các loại nước hoa nhằm đánh bay mùi hóa chất khó chịu. Tuy nhiên, việc kết hợp quá nhiều mùi có thể xuất hiện một mùi khó chịu hơn ban đầu nữa đấy.

    Một vài lưu ý nhỏ khi bạn sử dụng kem tẩy lông

    Một vài lưu ý nhỏ khi bạn sử dụng kem tẩy lông

    Việc tẩy lông để làm đẹp cho cơ thể rất cần thiết, vì thế bạn cũng nên chú ý một vài lưu ý sau đây:

    • Bạn nên tẩy lông từ 1–2 lần một tuần, tránh trường hợp tẩy lông quá thường xuyên sẽ làm tổn hại đến các tế bào trên bề mặt da
    • Lựa chọn kem tẩy lông phù hợp theo từng loại da để tránh tình trạng da dị ứng
    • Không nên tẩy lông trên khu vực da đang bị tổn thương
    • Không nên tắm nước nóng và vận động mạnh khi vừa mới tẩy lông vì dễ gây bít lỗ chân lông và nhiễm khuẩn
    • Theo dõi tình trạng của da để phát hiện kịp thời những kích ứng có thể xảy ra và có phương pháp chữa trị thích hợp.

    Hy vọng Hello Bacsi đã mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích về những tác dụng phụ xoay quanh kem tẩy lông để bạn lưu ý hơn khi sử dụng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Châu Trần · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo