backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Người đặt stent mạch vành không nên ăn gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 09/12/2020

    Người đặt stent mạch vành không nên ăn gì?

    Sau khi đặt stent, bạn có thể băn khoăn người đặt stent mạch vành không nên ăn gì để kiêng khem cho đúng. Nếu muốn duy trì hiệu quả trị bệnh lâu dài, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống cân đối và khoa học.  

    Bệnh nhân sau khi đặt stent cần có chế độ ăn uống khoa học để ngăn tái tắc hẹp mạch vành, không gây ảnh hưởng thuốc điều trị. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu người đặt stent mạch vành nên ăn gì và không nên ăn gì trong bài viết sau nhé.

    Người đặt stent mạch vành không nên ăn gì?

    Sau đã thực hiện đặt stent mạch vành, bạn cần chú ý tránh một số nhóm thực phẩm dưới đây:

    1. Thực phẩm khiến tình trạng xơ vữa nghiêm trọng hơn

    Người đặt stent mạch vành không nên ăn gì?
    Người bệnh sau đặt stent mạch vành nên ăn thịt gà bỏ da.

    Người đặt stent mạch vành không nên ăn gì? Người bệnh cần tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo trans. Đây là các dạng chất béo có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch. Vì thế, bạn nên loại bỏ hoặc giảm thiểu tối đa các thực phẩm này trong chế độ ăn.

    • Nội tạng động vật và da của gia cầm: Nội tạng động vật bao gồm tim, gan, lòng, óc có chứa rất nhiều cholesterol không có lợi cho người bệnh tim mạch, làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch. Đặc biệt, da của gia cầm còn chứa nhiều chất béo bão hòa. Do vậy, người bệnh cần bỏ da khi ăn thịt gia cầm.

    • Thức ăn nhanh: Những loại thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, đồ chiên… là nguyên nhân gây rối loạn cholesterol, làm tăng nguy cơ xuất hiện thêm những điểm tắc hẹp mới do chứa nhiều chất béo xấu (chất béo chuyển hóa).

    • Thịt chế biến sẵn: Nghiên cứu cho thấy các món thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích… có khả năng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch do chứa nhiều chất béo trans và muối. Vốn dĩ người mắc bệnh mạch vành đã có huyết áp cao nên việc giảm muối, giảm cholesterol là điều cần thiết để tránh làm bệnh tim mạch trở nên trầm trọng hơn.

    • Nước luộc thịt, hầm xương: Chất béo bão hòa có rất nhiều ở trong tủy xương, nước luộc thịt (kể cả thịt nạc có màu đỏ). Vì thế, những người bệnh tim mạch, đặc biệt là những người bệnh mạch vành không nên dùng nước luộc thịt.

    Sữa chưa tách bơ hay sữa nguyên kem cũng chứa nhiều chất béo, do vậy người bệnh nên sử dụng hạn chế. Thay vào đó, bạn nên uống các loại sữa ít chất béo, tốt nhất là sữa đậu nành.

    2. Thực phẩm ảnh hưởng tới thuốc điều trị

    Một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc điều trị
    Bạn nên ăn bưởi cách xa thời điểm dùng thuốc statin để hạn chế độc tính của thuốc.

    Khi tìm hiểu người đặt stent mạch vành không nên ăn gì, bạn cũng nên chú ý các loại thực phẩm có thể làm chậm hoặc giảm hiệu quả của thuốc điều trị như:

    Thực phẩm có chứa cam thảo, nhân sâm: Cam thảo và nhân sâm sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, xuất huyết dưới da.

    Thực phẩm giàu vitamin K: Thực phẩm giàu vitamin K như rau cải, bông cải xanh, cần tây… tăng đông máu, giảm tác dụng của thuốc chống đông.

    Nước bưởi chùm: Nước bưởi chùm làm tăng độc tính của nhóm thuốc hạ mỡ máu statin (nhóm thuốc thường được chỉ định sử dụng trong bệnh mạch vành).

    Thức uống có cồn: Thức uống có cồn như rượu sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, gây tăng men gan, ảnh hưởng tới chuyển hóa thuốc điều trị.

    3. Người đặt stent mạch vành nên kiêng chất kích thích

    Để cải thiện sức khỏe, bạn nên loại bỏ các chất kích thích ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày như thuốc lá, đồ uống có gas, caffeine

    Thói quen hút thuốc lá cho dù thụ động hay chủ động cũng làm tăng nguy cơ co thắt vành, gây xơ vữa mạch. Vì thế, người bệnh đặt stent mạch vành cần ngưng hút thuốc lá. Ngoài ra, một số đồ uống có gas, thức uống chứa caffeine hoặc các chất kích thích đều có thể làm tăng nhịp tim không có lợi cho người bệnh tim mạch.

    Trái tim vốn đã tổn thương và cần được điều chỉnh nhịp ổn định, nhóm thực phẩm kích thích sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

    Người đặt stent mạch vành nên ăn gì để cải thiện sức khỏe?

    Ngoài người đặt stent mạch vành không nên ăn gì, bạn cũng cần biết những thực phẩm người bệnh nên ăn. Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa tái phát và cải thiện hệ thống tim mạch.

    1. Thực phẩm có tác dụng chống viêm và ngăn xơ vữa

    Người đặt stent mạch vành nên ăn gì?
    Bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe của tim.

    Sau đây là một số loại thực phẩm bổ dưỡng bạn nên bổ sung vào bữa ăn mỗi ngày để chống viêm và ngăn xơ vữa:

    • Thực phẩm chứa chất xơ hòa tan và vitamin: Các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như đậu Hà Lan, yến mạch, cà rốt, cam… giúp tăng cường đào thải cholesterol, giảm xơ vữa mạch. Thực phẩm giàu vitamin như táo, cam, măng tây, cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch.

    • Thực phẩm chứa chất béo có lợi: Chất béo có lợi hay còn gọi là chất béo không bão hòa có tác dụng giảm nồng độ cholesterol xấu LDL và tăng nồng độ cholesterol tốt HDL. Chất béo có lợi thường chứa nhiều trong các thực phẩm như dầu thực vật, cá hồi, quả óc chó…

    • Thực phẩm chứa chất chống viêm: Nhóm thực phẩm này giúp chống lại ảnh hưởng của gốc tự do lên mạch máu và ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim. Các thực phẩm bạn nên ăn là các loại hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân, cá béo, rau xanh, chocolate đen…

    2. Những gia vị giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành

    Tỏi là một loại gia vị giúp làm giảm cholesterol xấu
    Tỏi là một loại gia vị giúp làm giảm cholesterol xấu.

    Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, bạn cần lựa chọn kỹ ngay từ khâu chọn gia vị cho các bữa ăn hàng ngày. Một số loại gia vị mang tính ấm nóng giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, giảm cholesterol như tỏi, nghệ, gừng, quế, hạt tiêu…

    Bên cạnh những hiểu biết về người đặt stent mạch vành không nên ăn gì, bạn cũng cần dùng thuốc theo đúng chỉ định kết hợp với thói quen sống lành mạnh để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Đừng ăn kiêng một cách kham khổ vì sợ bệnh nặng hơn, thay vào đó, bạn hãy sử dụng các loại thực phẩm một cách tỉnh táo và có chọn lọc!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 09/12/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo