backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Bạn nên làm gì để phòng tránh chuột rút ở chân?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Thảo · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    Bạn nên làm gì để phòng tránh chuột rút ở chân?

    Nếu biết cách phòng tránh chuột rút ở chân, bạn sẽ không bị rơi vào những tình huống có thể nguy hiểm đến tính mạng như khi bơi lội, đi xe…

    Khi bị chuột rút ở chân, bạn sẽ cảm thấy ngón chân co quắp lại một cách không tự chủ, thường thức dậy nửa đêm vì bàn chân không cử động được và tê đau. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nguyên nhân để biết cách phòng ngừa chứng đau phổ biến này nhé!

    Nguyên nhân khiến bạn bị chuột rút ở chân

    Tình trạng chuột rút là dấu hiệu của vận động quá mức. Nếu cảm giác co rút ở chân không giảm dần mà còn tăng cảm giác đau thì tốt nhất là bạn nên khám bác sĩ. Chuột rút ở chân xảy ra thường xuyên là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn hay thần kinh. Vì thế bạn nên đi khám để xác định chính xác tình trạng bệnh của mình nhé.

    Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, chuột rút ở chân là do các nguyên nhân thường gặp mà bạn có thể tự xử lý được sau đây:

    1. Cơ bắp bị quá tải: Nguyên nhân của chuột rút có thể thay đổi từ việc vận động quá mức, mất nước và thiếu chất khoáng (thường là kali, canxi và magiê). Khi bạn tập thể thao, mồ hôi thoát ra khỏi cơ thể mang theo chất khoáng mà các tế bào cơ cần, gây sự co thắt cơ và khiến bạn bị chuột rút. Vì thế, nếu bạn vừa chạy bộ đường dài hay vận động đến kiệt sức thì chuột rút ở chân là dấu hiệu mà các cơ bắp trong cơ thể bạn đang chịu quá tải.

    2. Mang giày quá chật: Chuột rút còn thường xảy ra khi bạn mang giày quá chật gây giảm lưu thông máu.

    3. Cơ thể thay đổi do tuổi tác: Tuổi tác cũng là một yếu tố khiến bạn dễ bị chuột rút hơn, nhất là khi bạn qua 50 tuổi. Lúc này xương mất dần lượng canxi, trong khi cơ giảm dần độ đàn hồi và khả năng nâng đỡ cơ thể bạn. Đồng thời khi bạn lớn tuổi, thần kinh và mạch máu của bạn không còn khỏe mạnh như lúc còn trẻ nữa, vì thế các tế bào cơ sẽ thiếu dinh dưỡng và máu cung cấp, khiến chuột rút xảy ra.

    Cách phòng tránh chứng chuột rút ở chân

    Không may là chưa có một biện pháp hữu hiệu tức thì để chữa chứng chuột rút ở chân. Ngày nay người ta đã không còn sử dụng quinine, thuốc chống sốt rét để chữa chuột rút nữa vì tính hiệu quả và an toàn không được chứng minh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho hay bổ sung magiê không khiến chuột rút ở chân giảm đi.

    Vì thế, cách tốt nhất cho bạn là phòng ngừa và giảm bớt chuột rút ở chân bằng cách thay đổi những thói quen sau:

    ♥ Mang giày vừa chân: Các cơn co rút ở chân liên quan đến đôi giày mà bạn mang, vì thế việc lựa chọn đôi giày phù hợp với bản thân là điều rất quan trọng. Đôi giày nên ôm sát bàn chân bạn, không quá mềm cũng không quá cứng, khiến bạn có cảm giác như đi chân không vậy. Nếu bạn là tín đồ của giày cao gót, bạn nên cân nhắc thay đổi giày đế bằng nếu thường bị chuột rút ở chân nhé.

    ♥ Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể có thể giúp giảm bớt chuột rút ở chân. Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung đủ chất điện giải sau khi tập thể thao với nước uống tăng lực, thức ăn giàu canxi và kali.

    ♥ Tập thể thao vừa sức: Khi bạn tập luyện quá nhiều, bạn đang tăng sức ép lên cơ bắp của bản thân, vì thế hãy cân nhắc đến sức lực của mình trước khi cố gắng quá sức nhé. Nhưng nếu bạn không thích tập luyện, bạn nên khởi động ngay bây giờ vì bạn có thể bị teo cơ thứ phát và giảm tuần hoàn trong cơ thể. Mà cả hai tình trạng trên đều khiến những cơn chuột rút xuất hiện.

    ♥ Tập giãn cơ chân: Bạn nên giúp cơ ở chân được hoạt động tốt bằng các bài giãn cơ nhẹ nhàng như cử động các đầu ngón chân, dạng các ngón, gấp duỗi bàn chân. Bạn cũng nên xoay nhẹ cổ chân, luôn giúp bàn chân cử động nhẹ nhàng. Massage chân hay ngâm nước nóng cũng là một cách tốt giúp các cơ được thư giãn.

    Đôi chân là giá đỡ cơ thể bạn, thường phải chịu trọng lượng lớn, vì thế bạn nên biết cách bảo vệ đôi chân của mình. Đừng vì làm đẹp mà quên mất những tổn thương đôi chân bạn phải chịu đựng. Thế nên bạn hãy thay đổi những thói quen trên để giúp chân bạn không bị chuột rút nữa nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thanh Thảo · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo