- Nếu trẻ tham gia sự kiện được tổ chức trong nhà, dặn con lưu ý tất cả lối thoát, bao gồm cổng chính và cả các lối ra vào phía sau. Ngoài việc xác định các cửa thoát hiểm, trẻ cũng cần lưu ý các lối ra khác, như cửa sổ không có chấn song có thể thoát ra được.
- Nếu trẻ tham gia sự kiện ngoài trời, hãy yêu cầu con xem và phân tích bản đồ của địa điểm trước khi tham dự để biết được các lối thoát hiểm có thể sử dụng, cũng như biết rõ những con phố hẹp, những vị trí dễ bị “tắc nghẽn”, ngõ cụt… xung quanh.
Đừng chỉ lưu tâm những lối ra gần nhất. Trong vụ cháy hộp đêm Station ở West Warwick, RI, bang Rhode Island, Mỹ vào ngày 20-2-2003, hộp đêm có nhiều lối ra, nhưng mọi người tràn về phía lối ra chính, dẫn đến một đám đông hỗn loạn, xô đẩy, chèn ép lẫn nhau khiến mọi người bị mắc kẹt.
Dặn trẻ chú ý đến cả địa điểm được bố trí cho lực lượng sơ cứu và an ninh (nếu có), phòng trường hợp trẻ cần giúp đỡ.
Ngoài ra, đừng quên nhắn nhủ trẻ hãy rời khỏi sự kiện khi cảm thấy số người tham dự quá đông – trước khi một đám đông có tính chất nguy hiểm được hình thành. Khi trẻ bắt đầu cảm thấy không thoải mái do có quá nhiều người xung quanh, hãy tìm cách rời đi ngay lập tức. Trẻ không nên để suy nghĩ “Tuy mình cảm thấy hơi khó chịu vì quá đông người, nhưng buổi hòa nhạc rất hay, nên mình sẽ tiếp tục đi về phía trước theo dòng người để tham dự và tận hưởng sự kiện này” dẫn dắt.
Ngay khi trẻ cảm thấy mọi chuyện đang trở nên tồi tệ hơn và trẻ cảm thấy khó chịu vì điều đó, nghĩa là một mối nguy hiểm đang thật sự bắt đầu. Việc di chuyển ra khỏi đám đông lúc này là cần thiết để giữ an toàn cho bản thân.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những dấu hiệu nhận biết một đám đông nguy hiểm để dạy cho trẻ, cũng như hiểu được cách phòng tránh tình trạng trẻ bị mắc kẹt trong đám đông nguy hiểm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!