backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bố mẹ nên làm gì khi con học kém đột ngột?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/12/2019

    Bố mẹ nên làm gì khi con học kém đột ngột?

    Khi con bạn bị sa sút trong học tập, đặc biệt khi trẻ bị khiếm khuyết khả năng học tập hoặc bị rối loạn hành vi trẻ sẽ cảm thấy như thể bản thân rơi vào một hố sâu và không biết làm cách nào để thoát ra. Cảm giác này có thể hình thành do những bài tập chưa hoàn thành ở trường hoặc do những rắc rồi trong khi làm bài tập nhóm mà trẻ gặp phải, hay thậm chí là do trẻ không hiểu bài ở trường, cũng có khi là những rắc rối xã hội và vô vàn những thứ khác. Khi mắc kẹt trong những cảm xúc đó, trẻ sẽ dễ mất tinh thần, có hành động kì quặc hoặc trở nên vô cảm. Trẻ sẽ không bao giờ nhờ giúp đỡ mặc dù trẻ thật sự rất cần và bố mẹ sẽ thấy điểm số của trẻ bị sụt giảm trầm trọng.

    Bài viết dưới đây xin chia sẻ đôi điều về những cách cha mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ vượt qua rắc rối này.

    Đi tìm nguyên nhân trẻ học kém

    Việc học hành sa sút có thể xảy ra đối với bất kì một trẻ nào, nhưng đối với những trẻ bị khiếm khuyết khả năng học tập hoặc bị rối loạn hành vi thì lại là một vấn đề rất nghiêm trọng. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến trẻ trong suốt những năm đến trường. Quan trọng nhất là bố mẹ phải nắm rõ tình hình một cách nhanh chóng và giúp trẻ cân bằng lại cảm xúc trước khi tâm trạng của trẻ có chuyển biến tồi tệ hơn.

    Bình thường thì điểm số của trẻ nếu bị tụt giảm cũng sẽ giảm từ từ theo tháng hoặc từng học kỳ. Nếu bạn nhận ra điểm của trẻ đột ngột xấu đi thì rất có thể đã có chuyện gì nghiêm trọng đang xảy ra, chẳng hạn như trẻ bị bạo hành, trêu chọc hoặc gặp phải rắc rối nghiêm trọng nào đó ở trường.

    Nghiêm trọng hơn, việc học kém đột ngột có thể là dấu hiệu cảnh báo của một trong những nguyên nhân sau:

    • Bệnh lý về thể chất: Rối loạn giấc ngủ không được chẩn đoán, bệnh truyền nhiễm, bệnh tuyến giáp, bệnh về thị giác, thính giác,…;
    • Rối loạn cảm xúc: Trầm cảm, lo lắng, rối loạn ăn uống,…;
    • Khuyết tật học tập: Chứng khó đọc, rối loạn khả năng thẩm định âm thanh ở trung ương, rối loạn tăng động kém tập trung,…;
    • Lạm dụng chất gây nghiện: Việc điểm số giảm sút trầm trọng có thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang sử dụng rượu hoặc các chất gây nghiện.

    Bố mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây để giúp con mình vượt qua rắc rối này:

    Nhờ đến chuyên gia

    Nếu điểm số của trẻ sụt giảm đột ngột và bạn không biết phải làm gì để giúp con, điều đầu tiên là hãy đưa trẻ đến gặp một chuyên gia tư vấn tâm lý. Nếu điểm số của trẻ tụt từ giỏi xuống trung bình/yếu thì việc này không bình thường chút nào. Chắc chắn sẽ có nguyên nhân nào đó khiến điều này xảy ra và bạn nên tìm đúng và giải quyết nó. Có thể trẻ sẽ ngưng chơi môn thể thao mà trẻ ưa thích hoặc trẻ sẽ chơi với một số người bạn xa lạ. Lúc này, bố mẹ nên đưa trẻ đến một chuyên gia nhi khoa, họ sẽ có những liệu pháp chuyên nghiệp giúp bạn tìm ra được nguyên do dẫn đến việc này là gì, có phải là trẻ bị trầm cảm, lo lắng hay thậm chí là trẻ đã sử dụng chất gây nghiện hay không.

    Trò chuyện với trẻ

    Cho dù bạn có thử đưa trẻ đến chuyên gia nhi khoa và hiểu được phần nào lý do trẻ vướng vào những rắc rối này thì thực ra chính trẻ mới là người hiểu rõ được nguyên nhân thực sự đằng sau việc điểm số của mình giảm sút. Thếnên, bố mẹ cần trò chuyện với con để có thể hiểu được cảm xúc của trẻ ngay lúc đó và vì đâu trẻ lại hành động như vậy. Trong cuộc trò chuyện, bố mẹ nên cảm thông với con mình chứ đừng nên đối đầu với trẻ. Bạn cần phải cho trẻ hiểu rằng bạn sẽ luôn đồng hành và giúp đỡ trẻ vượt qua khó khăn.

    Trò chuyện với giáo viên của trẻ

    Bố mẹ nên nói chuyện với thầy cô giáo về những vấn đề xảy ra xung quanh trẻ. Bạn có thể lên lịch gặp và tìm hiểu chuyện gì đang diễn ra trong lớp học. Theo kinh nghiệm của đa số các bà mẹ, giáo viên là người hỗ trợ đắc lực nhất cho bạn trong chuyện này. Họ sẽ chia sẻ với bạn về những gì họ quan sát được ở trẻ.

    Bạn có thể kể với giáo viên của con về những gì bạn thấy được ở nhà, sau đó hỏi về những gì thầy cô thấy được ở lớp.

    Nếu điểm số của trẻ tụt xuống ở một môn học nhất định nào đó thì bạn có thể nhờ bạn bè của con hoặc thầy cô giúp đỡ. Vào buổi tối khi trẻ tự học ở nhà, bạn nên dành thêm thời gian để giúp trẻ ôn tập môn học đó. Tất nhiên, bạn cũng phải khen ngợi con vì đã dành thêm thời gian để học và bạn nên cố gắng làm việc với giáo viên, người hướng dẫn ở trường của trẻ càng nhiều càng tốt. Bạn giao tiếp và hiểu trẻ càng nhiều thì trẻ sẽ càng nhanh cân bằng được cảm xúc của mình và việc học cũng sẽ tốt hơn.

    Khen ngợi hoặc thưởng một món quà nhỏ nếu trẻ nỗ lực cải thiện điểm số

    Nếu điểm số tụt giảm, trẻ sẽ cần ôn tập thêm mỗi buổi tối cho đến khi điểm được nâng lên lại. Đối với một số trẻ, điều này cũng đồng nghĩa với việc mất đi khoảng thời gian thư giãn mỗi tối của mình. Vì thế, bạn cũng nên thưởng cho sự cố gắng của trẻ bằng cách cho trẻ ngủ trễ nửa tiếng, cho con chơi game trong 5 – 10 phút hoặc xem tivi hay làm bất cứ gì trẻ thích để giải trí sau giờ học. Trẻ cần sự khen thưởng và động viên từ bố mẹ mình. Khi đưa ra yêu cầu với trẻ, bạn cũng cần phải hỗ trợ trẻ hoàn thành nó.

    Hãy tưởng tượng việc bạn đang làm cũng giống như một miếng bánh sandwich. Trên đỉnh miếng bánh chính là áp lực để trẻ học tập, nhưng bên dưới lại là sự hỗ trợ đi kèm với phần thưởng và sự giúp đỡ của cha mẹ.

    Trẻ em có khả năng phục hồi rất lớn. Đó là sức mạnh tiềm ẩn mà bố mẹ khó quan sát được Nếu được hỗ trợ và động viên đúng lúc trẻ sẽ có thể lấy lại được tiến độ học tập của mình. Nhiệm vụ của bạn và chồng/vợ là kích thích khả năng đó để trẻ có thể lấy lại tâm trạng bình thường và cải thiện việc học.

    Sự quan tâm từ phía gia đình chính là điểm mấu chốt giúp trẻ lấy lại tinh thần, vượt qua những khó khăn và tiếp tục việc học tập một cách tốt nhất. Đôi khi một chút quan tâm, khích lệ từ phía bố mẹ sẽ có ích hơn là bạn tỏ ra không hài lòng và trừng phạt trẻ đấy!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo