backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Nuông chiều con quá mức: Lợi ít hại nhiều

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 12/08/2020

    Nuông chiều con quá mức: Lợi ít hại nhiều

    Nhiều cha mẹ thường có thói quen nuông chiều con cái và luôn đáp ứng mọi yêu cầu của bé mà không nghĩ rằng hành động này lại ảnh hưởng xấu đến trẻ ngày sau.

    Các nghiên cứu cho thấy nuông chiều quá mức dẫn đến việc bé luôn tự coi mình là trung tâm và muốn mọi người làm theo ý mình. Nếu không có phương pháp giáo dục kịp thời, trẻ dễ có nhiều hành động không hay khác. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy đọc bài viết sau của Hello Bacsi.

    Thói quen nuông chiều con cái của bố mẹ

    Nuông chiều con không chỉ dừng lại ở việc mua nhiều quà hoặc thức ăn vặt cho con mà còn có một số cách thức như:

  • Dành cho con quá nhiều tiện ích: Việc mua cho con quá nhiều đồ chơi, thiết bị công nghệ hoặc dẫn con đi chơi những lúc không thực sự cần thiết có thể gây hại cho con. Trẻ cần có khoảng lặng của riêng mình để học cách tự chơi đùa và tạo niềm vui cho bản thân chứ không phải chỉ qua những gì bố mẹ đưa cho.
  • Bảo bọc quá mức: Khi làm quá nhiều việc cho con cái, bố mẹ sẽ cản trở con trong việc học các kỹ năng cần thiết để xây dựng tính tự lập. Làm bài tập ở nhà cho trẻ, cho con ăn, đánh răng, tắm rửa, mang giày cho con ngay cả khi con đã đủ tuổi để làm những việc đó hoặc dỗ dành bằng mọi cách mỗi khi bé con đòi hỏi điều gì. Việc làm này dần sẽ hình thành rào cản cho quá trình phát triển lành mạnh của con.
  • Thiếu kỷ luật: Nếu không rèn cho bé thực hiện những quy định chung của gia đình thì tương lai con có thể sẽ trở thành người thiếu ý thức kỷ luật. Mỗi lần bé ném đồ đạc hoặc la hét khi không hài lòng điều gì, bạn hãy phạt trẻ bằng những công việc nhà đơn giản hoặc ngồi im ở góc tường để con bình tĩnh và nhận ra lỗi sai.
  • Tại sao không nên nuông chiều con trẻ?

    Không nên nuông chiều con quá mức

  • Con cần học sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu. Khi trẻ nhận được tất cả mọi thứ bé muốn, con sẽ bắt đầu nghĩ rằng như mình không thể chơi trò chơi nếu thiếu chiếc máy tính bảng hiện đại nhất hoặc chẳng thể chạy bộ được với đôi giày đã cũ.
  • Trẻ có thể nghĩ rằng hạnh phúc bắt nguồn từ vật chất chứ không phải tinh thần. Điều này dẫn đến suy nghĩ lệch lạc rằng càng có nhiều thứ thì sẽ càng hạnh phúc.
  • Do chuộng vật chất bên ngoài nên trẻ luôn khao khát muốn được thể hiện với mọi người cũng như nhận được ánh mắt ngưỡng mộ từ bạn bè.
  • Trẻ có thể không biết trân trọng những gì mình đang có. Khi con được đáp ứng các đòi hỏi một cách dễ dàng, dĩ nhiên con sẽ không quan tâm đến việc đồ chơi, thiết bị điện tử hoặc quần áo bị hư hại hay mất mát. Do đó, trẻ cũng không được rèn luyện tính chịu trách nhiệm, giữ gìn đồ đạc của bản thân cẩn thận.
  • Nếu không kỷ luật, vô tình bạn dạy trẻ không cần tuân thủ các quy tắc. Khi quy tắc không được thi hành, trẻ sẽ tin rằng những luật lệ đó không áp dụng cho mình và tưởng tượng bản thân đặc biệt hơn người khác.
  • Ngừng nuông chiều con

    Nếu cảm thấy có lỗi trong việc quá nuông chiều con, bạn hãy thay đổi bằng cách từ bỏ thói quen mềm lòng trước sự đòi hỏi của trẻ và nói không khi bé có những mong muốn không thích hợp. Thời gian đầu, các hành vi chống đối, thái độ không hợp tác của con sẽ ngày càng gia tăng. Điều này có thể khiến bạn bối rối, đau đầu, nhưng hãy kiên trì và đặt ra quy định. Sự cố gắng này của bạn nhằm mục đích giúp bé trưởng thành không chỉ thể chất mà còn cả nhân cách.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 12/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo