5. Khuyến khích khả năng sáng tạo và tưởng tượng của trẻ
Kể chuyện sẽ giúp phát triển trí tưởng tượng của bé. Bé có thể hình dung về những nhân vật, nơi chốn, cốt truyện. Điều này còn làm tăng khả năng sáng tạo và kích thích sự sáng tạo ở trẻ.
6. Là công cụ hữu ích để định hình trí nhớ
Sau khi kể cho bé nghe một câu chuyện, bạn có thể nhờ chúng nhắc lại câu chuyện này trong vài ngày sau. Thêm vào đó, bạn có thể nhờ chúng miêu tả lại câu chuyện nhiều lần. Đây là một cách thú vị để tăng cường trí nhớ cho trẻ và kích thích khả năng tập trung của chúng.
7. Mở rộng tầm nhìn cho trẻ
Thông qua câu chuyện, bạn có thể giúp trẻ quen thuộc hơn với nhiều nơi và văn hóa trên thế giới. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thêm những câu chuyện từ quốc gia và nền văn hóa khác nhau để con có thể mở rộng hiểu biết về thế giới.
8. Giúp cho việc học trở nên dễ dàng hơn
Kể chuyện là bước đầu tiên của việc học. Nhiều trẻ có thói quen học vẹt mà không hiểu gì về môn học đó. Nếu được nghe kể chuyện thường xuyên, bé sẽ thích thú và hiểu hơn những điều mà chúng đọc. Điều này giúp chúng học các môn tốt hơn. Ví dụ, chúng có thể biến những cuộc chiến tranh trong lịch sử thành những câu chuyện thú vị.
9. Giao tiếp tốt hơn
Trẻ nhỏ thường có tâm lý ngại ngùng. Do đó, thông qua việc kể chuyện, bé sẽ biết cách đặt câu hỏi như thế nào. Bên cạnh đó, bé cũng biết cách tạo nên một cuộc hội thoại hoàn hảo, giúp trẻ tự tin hơn và phát triển kỹ năng giao tiếp.
10. Bình tĩnh đối mặt với tình huống khó khăn
Khi gặp tình huống khó khăn, trẻ nhỏ thường cảm thấy bối rối và không biết cách xử lý. Tuy nhiên, bé sẽ có hướng giải quyết vấn đề tốt hơn thông qua cách mà nhân vật xử lý trong câu chuyện.
Lưu ý khi kể chuyện cho bé

Bên cạnh việc kể chuyện, cách kể chuyện cũng là một vấn đề quan trọng không kém. Dưới đây là 6 lưu ý giúp bạn trở thành người kể chuyện tuyệt vời:
1. Độ dài của câu chuyện
Câu chuyện không nên quá dài hay quá ngắn. Một câu chuyện ngắn có thể không mang đến những thông điệp đúng đắn, về lâu dài, việc kể chuyện sẽ trở nên nhàm chán và không thú vị với bé nữa. Vì vậy, bạn nên chọn những câu chuyện có độ dài vừa phải để “khán giả nhỏ” có thể nhớ lâu hơn.
2. Một lời giới thiệu thích hợp
Nếu kể chuyện trong ký ức, bạn cần cung cấp những thông tin như câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào, ai kể cho bạn nghe… Giải thích cho bé biết tại sao câu chuyện này lại có ích với bé và hãy cố gắng tạo sự thú vị ngay từ ban đầu.
3. Biểu cảm thích hợp
Trong khi kể chuyện, hãy sử dụng cử chỉ tay và biểu cảm gương mặt. Bạn cũng có thể tạo ra những âm thanh khác nhau. Việc làm này sẽ giúp câu chuyện của bạn trở nên thú vị hơn.
4. Đọc chậm và to rõ
Hãy chắc rằng bạn đọc to nhưng chậm vừa phải. Giọng của bạn có thể nhấn nhá lên xuống nhằm miêu tả diễn biến của câu chuyện. Thêm vào đó, bạn nên làm đa dạng giọng nói của bạn, giả giọng người già, trẻ con, miêu tả như diễn biến trong chuyện và dừng tại những thời điểm thích hợp.
5. Hãy thu hút trẻ
Bạn có thể tạo sự chú ý cho trẻ bằng cách đặt thêm những câu hỏi cho chúng như: “Nếu là con, con sẽ làm thế nào?”, “Con có biết con hổ có mấy chân?”, “Con mèo kêu thế nào nè?” hay nhờ chúng tìm những thông điệp từ câu chuyện, bằng cách đó có thể giúp chúng cảm thấy thu hút hơn.
6. Trò chơi kể chuyện cho trẻ
Bạn có thể kể chuyện bằng những thẻ hình ảnh dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Thẻ có hình ảnh đẹp giúp truyền cảm hứng cho trẻ làm câu chuyện trở nên dễ thương, ngốc nghếch và hồi hộp hơn. Bố mẹ có thể chơi cùng con hoặc tạo ra các nhóm. Trò chơi này làm tăng khả năng sáng tạo, kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ. Nó còn giúp trẻ giao tiếp tốt, tăng khả năng liên kết và biết cách sắp xếp.
Bài viết đã mách cho bạn những cách để tạo nên một câu chuyện thú vị cho bé cũng như lợi ích của việc nghe kể chuyên. Ngoài ra HelloBacsi còn có chia sẻ cách kể chuyện hấp dẫn dành cho các ông bố , vậy hãy kể chuyện cho bé ngay từ bây giờ nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!