Để giúp trẻ nhút nhát kết bạn, bạn có thể chơi trò đóng vai với bé ở vài nơi cụ thể, ví dụ như:
- Đóng giả với con như khi đang ở siêu thị, công viên, khu vui chơi, trường học và nơi hội họp gia đình. Sử dụng các tình huống khác nhau khi con có thể gặp người thân thiện và không
- Hướng dẫn con biết cách phản ứng trong các trường hợp xảy ra nhưng hầu hết nên là tình huống vui vẻ để bé bạo dạn hơn trước đám đông
- Khi con ra ngoài chơi, bạn hãy nhắc lại những gì bé được dạy ở nhà và khuyến khích con tự tin hơn.
6. Xây dựng tính cách cởi mở, lịch sự
Trẻ nhỏ thường bắt chước người lớn để biết cách thực hiện những việc phải làm. Do đó, bạn hãy trở thành hình mẫu cho bé bằng cách luôn ứng xử, thể hiện sự tôn trọng với mọi người theo hướng tích cực dù ở bất cứ đâu.
Dạy con biết chia sẻ và giúp đỡ người khác, sau đó giải thích cho trẻ hiểu những thói quen này sẽ đem đến một tình bạn vững bền. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý để con không bị người khác lợi dụng nhé.
7. Tránh tập trung vào những điều tiêu cực
Bạn chẳng thể giúp trẻ nhút nhát kết bạn nếu liên tục chú ý đến các hành động bẽn lẽn khi bé không có bạn bè và điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bản thân thật vô dụng, ví dụ:
- Khi đón con tan học, không nên hỏi bé các câu như: “Hôm nay con lại chơi một mình trong giờ nghỉ đấy hả?”
- Hãy nghĩ đến nhiều câu hỏi mang tính cởi mở hơn như: “Hôm nay học vui không con?”, “Con đã làm gì vào giờ giải lao?”
- Bản thân bố mẹ cũng không nên nói về những điều tiêu cực. Nếu bạn thường xuyên than vãn, nhận xét tiêu cực về người khác, trẻ sẽ nhìn nhận bạn bè giống như vậy và cho rằng bạn bè không tốt và ít tin cậy.
8. Cổ vũ, động viên con thật nhiều
Những đứa trẻ cảm nhận được tình yêu thương, sự hỗ trợ sẽ tự tin hơn khi làm những điều mới mẻ, chẳng hạn như kết bạn hay phải hòa nhập vào một môi trường mới. Hãy giúp con mạnh dạn hơn bằng những lời khen ngợi như: “Con thật tốt bụng khi giúp bạn Bin lấy giày”, “Khi nãy mẹ thấy con đỡ em gái đứng dậy, điều này thật đáng khen”.
9. Xác định tình huống khiến bé nhút nhát
Môi trường xã hội có thể tác động đến hành vi của con. Hãy nghĩ đến những lúc con bạn nhút nhát nhất và khi nào bé nói nhiều nhất, từ đó tạo ra các tình huống để giúp bé mạnh dạn hơn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!