Đánh đòn con có thể ảnh hưởng đến tinh thần thậm chí là thể chất của trẻ nhỏ. Thế nhưng, hiện vẫn còn nhiều bố mẹ nghĩ đây là cách dạy con hiệu quả nhất.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đánh đòn con có thể ảnh hưởng đến tinh thần thậm chí là thể chất của trẻ nhỏ. Thế nhưng, hiện vẫn còn nhiều bố mẹ nghĩ đây là cách dạy con hiệu quả nhất.
Trong xã hội ngày nay, một số phụ huynh còn giữ quan điểm “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” và áp dụng điều đó lên những thiên thần nhỏ của mình. Tuy nhiên, bạn có chắc chắn rằng đây là cách dạy con đúng đắn hay không? Nếu quá đà, việc đánh đòn con rất có thể khiến tình cảm giữa các thành viên trong gia đình ngày càng xa cách.
Hai cậu bé 6 tuổi, Minh và Thanh, đang chơi trong phòng khách. Lúc đầu, hai đứa trẻ chơi với nhau rất hòa thuận nhưng sau đó chúng bắt đầu cãi nhau. Minh đánh Thanh để giành lấy gói kẹo chocolate của mẹ cho. Thanh bắt đầu khóc, lúc này mẹ Minh đang ở phòng kế bên nghe thấy và chạy đến xem chuyện gì xảy ra. Nhìn thấy cảnh tượng này, mẹ Minh giận lắm nên đã lôi cậu sang phòng kế bên để đánh đòn con. Vừa đánh, mẹ Minh vừa đưa ra những lời dạy dỗ. Thế nhưng, liệu hành động này của mẹ cậu có đúng không?
Đánh đòn là hành động đánh vào mông hoặc các bộ phận khác trên cơ thể một người nào đó bằng tay. Nhiều người lo ngại rằng hành vi này mang yếu tố bạo lực nhưng một số khác lại phản đối.
Thực tế, đánh được xem là hành động bạo lực bao gồm các hình thức phạt đòn, tát, đấm hay đá… Theo quan niệm của không ít người lớn, phạt đòn rất cần thiết để giúp con trẻ vâng lời hơn và điều đó cũng chẳng gây hại gì đến bé. Thậm chí, một vài phụ huynh còn tự hào khoe rằng nhờ những trận đòn mà con mình mới thành công như hôm nay. Thế nhưng, nếu đánh đòn là cần thiết thì sẽ không có đứa trẻ nào thất bại khi lớn lên hoặc bỏ học cả.
Đánh đòn không thể được chấp nhận. Dù bố mẹ có định nghĩa như thế nào đi nữa thì đây cũng là một hành vi bạo lực vì bạn đã làm tổn thương con dù chỉ bằng tay. Bên cạnh đó, dù đánh nhiều hay ít, việc làm này cũng khiến trẻ bị tổn thương về thể chất. Hiện nay, đánh đòn đã bị cấm ở hơn 53 quốc gia trên thế giới.
Tại sao việc người lớn đánh trẻ nhỏ là điều bình thường và có thể chấp nhận còn trường hợp người lớn sử dụng bạo lực lên nhau lại không thể bỏ qua? Ai cũng đều bình đẳng. Do đó, việc đánh đòn con là hình thức dạy con không đúng. Tuy nhiên, vẫn có những người phản đối quan điểm trên:
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi bị căng thẳng, mệt mỏi, bố mẹ thường có xu hướng đánh đòn con nhiều hơn. Điều này nghe có vẻ giống như là bố mẹ dùng con cái để trút giận chứ không phải là để giáo dục trẻ.
Câu trả lời là không. Phạt đòn chỉ đem đến những hậu quả bất lợi và cũng không hề có tác dụng trong việc thay đổi hành vi của trẻ. Ngoài ra, không có nghiên cứu nào chứng minh rằng các hình phạt về thể xác giúp con cải thiện sức khỏe.
Trừng phạt thể xác có thể hiệu quả ở thời điểm hiện tại nhưng về lâu dài, hình thức phạt đòn sẽ trở nên vô hiệu. Thậm chí, điều này còn gián tiếp khiến bé hiểu rằng bạo lực là một phương pháp dùng để giải quyết vấn đề.
Phạt đòn là một hành vi bạo lực bất kể tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của vết thương. Điều này sẽ khiến con phải trải nghiệm những kỷ niệm đầy tiêu cực và mang lại cảm xúc bi quan vốn không nên có ở độ tuổi này. Ngoài ra, bé cũng sẽ tự cho rằng bản thân thật kém cỏi. Thêm vào đó, biện pháp đánh đòn con còn làm tổn thương lòng tự trọng của con rất nhiều.
Dưới đây là một số lý do tại sao phạt đòn lại ảnh hưởng không tốt với trẻ nhỏ:
Khi thiên thần nhỏ mới chào đời, không có bố mẹ nào nghĩ: “Mình sẽ đợi con lớn lên để đánh đòn con”. Bố mẹ luôn mong muốn con yêu sẽ có được những điều tốt nhất và trở thành một người giỏi giang trong tương lai.
Sau đó, sự bất lực và thất vọng có thể khiến bạn phải tìm đến các hành vi hung dữ và bạo lực như phạt đòn để xoa dịu cảm xúc. Đây thường là biện pháp cuối cùng mà các bậc phụ huynh sử dụng. Khi phạt đòn, bố mẹ sẽ nảy sinh cảm giác có lỗi vì đã làm tổn thương đến trẻ. Quan trọng hơn, bạn sẽ cảm thấy rằng mình đã thất bại trong việc trở thành một người bố người mẹ tốt. Thế nhưng, nếu không phạt con bằng đòn roi thì chẳng còn cách nào khác nữa cả.
Khi tức giận với hành vi của con, hãy nhớ rằng bạo lực sẽ không giúp ích gì cho bé cả. Thay vào đó, bạn nên làm những điều sau:
Điều đầu tiên cần làm là bình tĩnh. Phản ứng dữ dội lại những hành vi chưa đúng của con chỉ khiến cho mọi việc tệ hơn. Bố mẹ có thể đi đến một nơi khác, hít một nơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Sau đó, quay trở lại và nói chuyện với trẻ.
Nuôi con không phải là việc dễ dàng. Từ sáng đến tối, bạn phải luôn tay luôn chân với những đứa trẻ của mình. Từ việc ăn sáng đến việc đưa đi học, sau đó phải đọc truyện hay kể chuyện cho con. Thế nhưng, đôi lúc bạn cũng nên cho chính mình được “nghỉ phép”.
Hãy sắp xếp một chút thời gian cho bản thân để giúp bạn thư giãn. Một tinh thần thoải mái sẽ giúp bố mẹ có những lựa chọn tốt hơn trong việc giáo dục con.
Một lời nói nhẹ nhàng có thể hiệu quả hơn so với việc đánh đòn. Tuy nhiên, dù giải thích với trẻ bằng những lời nói nhẹ nhàng bạn cũng cần phải có sự kiên quyết trong đó. Khi trò chuyện cùng con, bạn có thể sử dụng những từ đơn giản để trẻ có thể phân biệt được điều gì tốt và điều gì xấu.
Thay vì đánh đòn, hãy cho trẻ chọn một hình phạt khác, chẳng hạn như không được xem tivi ngày hôm đó hoặc không được đi chơi vào cuối tuần… Thể hiện thái độ dứt khoác để bé hiểu đây là điều nghiêm túc chứ không phải đang nói đùa.
Hành vi chưa đúng của con đôi khi lại dẫn đến những lời nói vô lễ và khiến bạn tức giận. Vào lúc này, hãy cho trẻ một chút thời gian. Bạn có thể nói với bé rằng: “Bố/mẹ cho con 5 phút để suy nghĩ về những gì con vừa nói. Sau đó, bố/mẹ hy vọng rằng con sẽ nói chuyện với một thái độ tôn trọng hơn”.
Thay vì đánh đòn, bạn hãy phạt trẻ bằng những hình thức có liên quan đến hành vi mà bé đã gây ra. Điều này sẽ giúp con liên hệ được giữa hành vi và hình phạt. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể thực hiện điều này với những bé đã lớn cũng như đang tập nhận thức dần.
Trong quá khứ, phạt đòn có thể là một hành động hiển nhiên, được chấp nhận ở mọi nơi. Thế nhưng ngày nay, nhiều bậc bố mẹ đã phản đối phương pháp này và lựa chọn những phương pháp kỷ luật khác hiệu quả hơn mà không tổn thương đến cơ thể của con trẻ.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!