backup og meta

Muốn con thông minh cần chú ý bổ sung omega 3 cho bé!

Muốn con thông minh cần chú ý bổ sung omega 3 cho bé!

Omega-3 là dưỡng chất đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển trí não. Kết quả của nhiều nghiên cứu đã cho thấy bổ sung omega-3 đầy đủ cho bé có thể giúp tăng trí nhớ và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo.

Có nên bổ sung omage-3 cho bé? Tác dụng của omega 3 với trẻ em là như thế nào? Omega 3 là dưỡng chất cực kỳ quan trọng với sức khỏe, có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim, trầm cảm, thấp khớp, hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), các vấn đề về da, mất trí nhớ, chứng khó đọc, hen suyễn, béo phì…Thế nhưng, omega-3 không thể tự sản sinh ra mà phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn. Do đó, việc bổ sung omega-3 cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ là điều cần thiết.

Có nên bổ sung omega 3 cho bé?

bổ sung omega 3 cho bé

Omega-3 là một loại axit béo không bão hòa đa (PUFAs), là tiền chất của axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Hai chất béo này rất cần cho sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ. DHA và EPA thường có nhiều trong các loại dầu cá như dầu cá thu, cá ngừ và một số loại hải sản khác.

Thuộc nhóm này còn có các tiền tố DHA, là axit béo alpha-linolenic (ALA) có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu hạt lanh, dầu đậu nành… Tuy nhiên, DHA và EPA có thể được tổng hợp trong cơ thể thông qua ALA.

Bổ sung omega 3 cho bé là điều cần thiết. Thiếu omega-3 có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu, da có vấn đề và dễ bị bệnh. Ngoài ra, omega-3 còn giúp tăng cường trí nhớ, phát triển tư duy và khả năng tập trung.

Bạn có thể bổ sung dưỡng chất này cho con thông qua chế độ ăn với các thực phẩm chứa nhiều omega-3. Hiện EPA và DHA cũng được cung cấp rộng rãi trên thị trường dưới dạng sản phẩm bổ sung. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, trước khi cho con dùng, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đối với trẻ sơ sinh, bé có thể nhận được omega 3 từ sữa mẹ. Tuy nhiên, điều này cũng không đảm bảo nếu chế độ ăn của mẹ bị thiếu omega 3. Do đó, tốt nhất, mẹ nên hỏi thêm bác sĩ về chế độ ăn của cho mẹ cho con bú cũng như việc sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung để đảm bảo sữa mẹ có đủ omega 3 cho bé.

Tác dụng của omega 3 với trẻ em như thế nào?

Lợi ích của omega-3

Omega-3 rất cần thiết cho sức khỏe của bé, giúp giải quyết vấn đề về da, tim, đau khớp… Bổ sung omega 3 cho bé có thể mang đến những lợi ích như:

  1. Làm tăng nồng độ cholesterol tốt, giảm triglyceride và chất béo trong máu
  2. Hỗ trợ sự phát triển trí não. Những trẻ được cung cấp đủ omega-3 sẽ có kỹ năng phối hợp tay, mắt; kỹ năng xã hội, khả năng tập trung và chỉ số IQ cao hơn
  3. Cải thiện thị lực, bảo vệ mắt
  4. Tăng cường trí nhớ, phát triển tư duy, giúp trẻ học tập tốt hơn
  5. Hỗ trợ điều trị trầm cảm: Chưa có bằng chứng nào chứng minh omega-3 giúp điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, những người ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3 trong quá trình điều trị trầm cảm sẽ có chuyển biến tốt hơn.
  6. Tăng khả năng tập trung.
  7. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung omega-3 cho bé có thể làm giảm bớt các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
  8. Những người bị rối loạn lưỡng cực uống omega-3 cùng với thuốc được kê theo toa thường có sự thay đổi về tâm trạng ít hơn và ít có khả năng tái phát hơn so với những người không uống thêm omega-3.
  9. Giảm các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt.
  10. Omega-3 rất hữu ích trong việc tăng cường trí nhớ. Axít béo này thường tập trung nhiều nhất ở não.
  11. Những người bị dị ứng với ánh sáng mặt trời sẽ chịu được ánh sáng mặt trời trong thời gian nhất định sau khi uống dầu cá một thời gian. Bên cạnh đó, dầu cá cũng rất hữu ích cho người bị vẩy nến.

Omega-3 rất tốt cho cơ thể, nên bạn hãy cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu axít béo này để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh.

Trẻ em uống dầu cá được không?

Dầu cá được tích hợp từ các mô của những loại cá chứa dầu như cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá hồi, cá hồi, cá thu… Dầu thường được chứa trong khoang bụng, ngay dưới ruột và rất giàu omega-3.

Thế nhưng nếu cho trẻ uống dầu cá omega 3 thì liệu có tốt không? Đây là băn khoăn rất thường thấy của nhiều cha mẹ khi có ý định dùng dầu cá cho bé.

Thực tế, bổ sung viên dầu cá cho bé cũng không hại gì nhưng cũng không cần thiết nếu bé ăn cá nhiều dầu như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích ít nhất mỗi tuần một lần. Nếu chế độ ăn của trẻ không có nhiều omega 3, bạn có thể bổ sung cho bé bằng thực phẩm bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ và một số lưu ý sau:

  • Dùng dầu có nguồn gốc từ thịt cá chứ không phải gan cá vì gan cá có thể chứa độc tố hoặc vitamin A cao
  • Uống đúng theo liều lượng ghi trên bao bì. Dùng quá nhiều có thể gây tiêu chảy, đau bụng
  • Nếu trẻ dưới 2 tuổi, bạn nên chọn sản phẩm dưới dạng lỏng thay vì viên nén
  • Trước khi sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Bổ sung omega 3 cho bé: Bao nhiêu là đủ?

Thiếu omega-3 có thể khiến trẻ có sức đề kháng yếu và chậm phát triển trí não. Tuy nhiên, hấp thụ quá nhiều omega-3 lại làm ảnh hưởng đến khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh khác. Số lượng omega-3 thích hợp cho bé theo bảng sau:

Lượng omega-3 cần thiết cho trẻ nhỏ

Bên cạnh việc cung cấp đủ omega-3, bạn cũng nên chú ý bổ sung những chất dinh dưỡng khác cho bé. Tuy nhiên, đừng cho trẻ hấp thụ omega-3 quá nhiều vì có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí là chảy máu. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

11 Health Benefits Of Omega-3 For Kids http://www.momjunction.com/articles/benefits-of-omega-3-fatty-acids-for-kids_00349616/?ref=end Ngày truy cập 20/10/2017

Who Needs Omega-3s? https://www.webmd.com/diet/features/who-needs-omega-3s#1 Ngày truy cập 20/10/2017

Phiên bản hiện tại

29/03/2021

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 29/03/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo