Trong con mắt của trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, vật gì mà trẻ không thể nhìn thấy sẽ biến mất mãi mãi. Nhà tâm lý học Jean Piaget đã phát triển một lý thuyết về sự vĩnh cửu của các đối tượng và chứng minh rằng nhận thức về sự tồn tại của một vật thể phụ thuộc vào độ tuổi của người nhìn. Với một đứa trẻ, thực tế, trẻ không thể hiểu hết được sự tồn tại của một vật khi mà chúng đã tàng hình.
5. Độ rõ nét của mắt bé cũng khác nhau theo từng giai đoạn

Các nhà khoa học chỉ ra rằng trẻ sơ sinh không thể phân biệt khuôn mặt của những người mà bé tiếp xúc. Ngoài ra, mọi thứ qua đôi mắt bé cũng khá mờ nhạt do bé còn thiếu kỹ năng nhìn tập trung.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không thể phân biệt khuôn mặt của những người khác nhau nhưng đến 9 tháng tuổi, trẻ có thể thích ứng và bắt đầu phân biệt khuôn mặt của những người quen và không quen. Đến khi 1 tuổi, mắt bé điều tiết để tập trung nhìn vào đối tượng nên nhìn mọi vật rõ nét và trung thực hơn.
6. Thiếu kỹ năng hoán đổi hình dạng

Trẻ nhỏ thiếu kỹ năng hoán đổi hình dạng. Nếu bạn đặt hai chiếc cốc có dung tích bằng nhau nhưng có hình dạng khác ở trước mặt trẻ, sau đó từ từ đổ nước từ chiếc cốc cao vào chiếc cốc thấp, miệng rộng thì trẻ sẽ nói rằng lượng nước ở ly cao nhiều hơn ly thấp. Trẻ nghĩ nếu hình dạng của chiếc cốc thay đổi thì những thứ bên trong cũng sẽ biến hình theo. Người ta tin rằng trẻ nhỏ chỉ có thể tập trung vào 1 chiều, chiều cao hoặc chiều rộng chứ không thể kết hợp cả hai chiều.
7. Khả năng vẽ bằng trí tưởng tượng

Các chức năng vận động của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Do đó, trẻ không thể vẽ đẹp như người lớn. Ngoài ra, trẻ cũng không thể cầm bút trong một thời gian dài.
Một thí nghiệm đã được thử nghiệm như sau: một nhóm các bé từ 5 – 9 tuổi được giao nhiệm vụ vẽ một cái cốc. Điều đặc biệt là phần quai của chiếc cốc đã được quay đi hướng khác để trẻ không nhìn thấy. Mặc dù vậy, nhưng khi xem các bản vẽ thì các bé dưới 7 tuổi đều vẽ thêm quai cầm vào chiếc cốc còn các bé trên 7 tuổi thì vẽ chiếc cốc không có quai như mình nhìn thấy.
Các nhà tâm lý kết luận rằng đây là sự khác biệt chính giữa trẻ nhỏ và người lớn. Nếu người lớn được giao nhiệm vụ vẽ một vật mà họ thấy, họ sẽ vẽ chính xác theo đúng những gì mà họ thấy, trong khi trẻ nhỏ lại vẽ thêm các yếu tố mà chúng không thể nhìn thấy nhưng chúng biết là nên có thêm yếu tố đó thì mới hợp lý.
8. Nhận thức về chuẩn mực đạo đức

Nhận thức về đạo đức của trẻ khác với nhận thức của người lớn. Người lớn sẽ biết hành động nào là tốt và hành động nào là xấu. Còn với trẻ nhỏ, đạo đức là một vấn đề khá đơn giản. Ban đầu, hành vi của trẻ nhỏ dựa trên ý niệm tránh bị phạt vì hành vi sai trái. Với những trẻ lớn hơn, trẻ sẽ hiểu rằng tiêu chuẩn đạo đức giống như một loại hành vi có thể được trao thưởng nếu làm tốt. Mỗi giai đoạn phát triển hình thành những ý niệm về hành vi đạo đức và theo dần cho đến khi trẻ lớn lên.
Và một câu hỏi thú vị: “Điều gì tồi tệ hơn giữa việc cố tình làm vỡ 1 cái kính với việc vô tình làm vỡ 2 cái?”. Đa số các bé trả lời rằng người làm vỡ nhiều kính hơn là người không tốt bởi vì họ làm vỡ đến 2 cái so với người chỉ làm vỡ có 1 cái.
9. Suy nghĩ của trẻ khác với sự thật

Một thí nghiệm Sally Anne đã làm rõ bản chất trong suy nghĩ của trẻ. Có 2 người lớn và 1 em bé 3 tuổi trong cùng 1 căn phòng. Người lớn thứ nhất đứng lên bước ra khỏi phòng, người lớn còn lại sẽ giấu món đồ chơi.
Người thứ nhất quay lại căn phòng và hỏi em bé nên tìm món đồ chơi ở đâu và nhận được câu trả lời là vị trí ban đầu của món đồ chơi đó. Em bé cho rằng, mình nghĩ như thế này thì người khác cũng nghĩ vậy mà không cần biết người lớn thực sự không thể nhìn thấy món đồ chơi tại vị trí ban đầu nữa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!