Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vấn đề khá phổ biến. Thế nhưng, tình trạng này chỉ là tạm thời và nếu bạn biết cách điều trị, đường tiêu hóa của bé sẽ mau chóng ổn định trở lại.
Có rất nhiều cách chữa khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón và đâu là cách thật sự hiệu quả? Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ bật mí các mẹo nhỏ để trị táo bón ở trẻ và các dấu hiệu đi kèm để giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết.
Táo bón là gì?
Táo bón xảy ra khi việc đi tiêu ít thường xuyên hơn và phân trở nên khó đi. Tình trạng này xảy ra do những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc thói quen ăn uống không đủ chất xơ.
Dấu hiệu táo bón ở trẻ nhỏ
Làm thế nào bạn có thể biết bé bị táo bón? Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn có thể nghi ngờ bé bị táo bón khi thấy con có các biểu hiện như quấy khóc, khó chịu mỗi khi đi vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể quan sát thấy bé có các dấu hiệu sau:
- Đầy hơi
- Đau dạ dày
- Phân có máu
- Bụng căng cứng.
Đôi khi, táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại có thể đi kèm cùng tiêu chảy và khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn. Điều này xảy ra do phân cứng bị mắc kẹt trong trực tràng và phân lỏng dễ dàng trượt qua, đào thải ra ngoài trước.
Bạn có thể xem thêm:
Tại sao trẻ bị táo bón?
Trẻ bị táo bón thường xảy ra khi chất thải hoặc phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa, khiến phân trở nên cứng và khô. Nhiều yếu tố có thể gây táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bao gồm:
- Nhịn đi tiêu: Con bạn có thể bỏ qua nhu cầu đi tiêu vì sợ đi vệ sinh hoặc không muốn nghỉ chơi giữa hiệp. Một số trẻ em không chịu đi tiêu ở những nơi công cộng vì các bé thường cho rằng sẽ không thoải mái như khi ở nhà. Bên cạnh đó, khi trẻ đi tiêu, trẻ thường sẽ có cảm giác đau khi rặn do cần phải đào thải phân cứng và lớn. Dần dần, nếu trẻ cảm thấy đau khi đi tiêu, con bạn có thể cố gắng nhịn đi để không phải chịu cảm giác đau đớn này.
- Tập thói quen đi vệ sinh cho bé sai cách: Nếu cha mẹ bắt đầu tập đi vệ sinh cho bé quá sớm, bé có thể trở nên nổi loạn, không chịu vâng lời và nhịn đi. Nếu việc tập đi vệ sinh trở thành “cuộc chiến” giữa cha mẹ và con cái, thì bé sẽ tự phớt lờ cảm giác muốn đi tiêu. Điều này có thể nhanh chóng trở thành một thói quen vô tình khó thay đổi, tăng nguy cơ trẻ bị táo bón nặng sau này.
- Chế độ ăn uống: Không đủ chất dinh dưỡng từ trái cây, rau giàu chất xơ hoặc ít có món nước trong chế độ ăn của trẻ có thể khiến trẻ bị táo bón. Một trong những nguyên nhân phổ biến hơn khiến trẻ táo bón là khi bé chuyển từ chế độ ăn dạng lỏng sang chế độ ăn thức ăn dạng rắn. Đối với những trường hợp mẹ không thể cho bé bú và cho bé dùng sữa ngoài thì nguyên nhân khiến bé bị táo bón có thể đến từ công thức sữa. Nguyên nhân là do đạm sữa rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và dễ biến đổi cấu trúc thành đạm biến tính khó tiêu, gây ra các tình trạng rối loạn tiêu hoá, như táo bón.
- Thay đổi thói quen: Bất kỳ thay đổi nào trong thói quen của con bạn – chẳng hạn như đi du lịch, thời tiết nóng bức hoặc căng thẳng, đều có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của ruột. Trẻ em bị táo bón cũng có nhiều nguy cơ hơn khi bé mới bắt đầu đi học xa nhà.
- Tác dụng của thuốc: Một số loại thuốc chống trầm cảm và nhiều loại thuốc khác có thể góp phần gây ra tình trạng trẻ em bị táo bón nặng.
- Di truyền: Những trẻ bị táo bón nếu có người nhà từng mắc triệu chứng trên thì nguy cơ cao bé cũng sẽ bị. Điều này có thể là do các yếu tố di truyền hoặc có thể đến từ các tác nhân bên ngoài nêu trên khiến trẻ bị bón.
Bạn có thể xem thêm:
Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà cha mẹ nên biết
Trẻ bị táo bón phải làm sao? Một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
1. Cho con uống nhiều nước để trị táo bón ở trẻ
Mất nước thường xuyên có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. Khi trẻ không đi ngoài được, bạn phải cho bé uống nhiều nước cũng như giữ nước cho cơ thể. Khi con yêu bị táo bón, bạn có thể thử cải thiện tình hình bằng cách cho con uống một ít nước khoáng có gas.
Một số nghiên cứu cho rằng loại nước này hiệu quả hơn nước lọc trong việc làm giảm táo bón, kể cả táo bón vô căn mạn tính hoặc trẻ mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS). Tuy nhiên, đừng sử dụng những loại nước ngọt có gas vì đây là lựa chọn không tốt cho sức khỏe và có thể làm chứng táo bón ở trẻ trở nên tồi tệ hơn.
2. Chọn công thức sữa phù hợp để cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ
Sữa là nguồn dinh dưỡng chính, giúp trẻ nhận đủ dưỡng chất để tăng trưởng và phát triển. Do đó, mẹ sẽ cần đặc biệt quan tâm đến sữa mà trẻ dùng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn cần cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà còn dễ tiêu, dễ hấp thu.
[embed-health-tool-baby-poop-tool]
3. Bổ sung chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan cho trẻ bị táo bón
Trẻ bị táo bón thường được khuyên nên nạp vào chất xơ nhiều hơn. Điều này là do việc tăng cường chất xơ cho cơ thể sẽ hỗ trợ khả năng vận động của ruột, khiến phân dễ đi qua hơn. Trên thực tế, một đánh giá gần đây cho thấy 77% trường hợp bị táo bón mạn tính có thể cải thiện khá nhiều chỉ nhờ vào việc dung nạp thêm chất xơ.
Tuy nhiên, có một vài ý kiến cho rằng nếu hấp thụ chất xơ quá nhiều có thể khiến tình trạng táo bón ở trẻ trở nên tồi tệ hơn. Tuy chất xơ có thể làm tăng tần suất đi vệ sinh, nhưng không giúp giảm các triệu chứng táo bón khác, ví dụ như phân quá rắn, đau bụng, đầy hơi…
Điều này là do chất xơ mà bạn thêm vào chế độ ăn uống. Có nhiều loại chất xơ khác nhau, nhưng nhìn chung, có 2 loại chất xơ phổ biến:
- Chất xơ không hòa tan: Có trong cám lúa mì, rau và ngũ cốc. Chất xơ này giúp phân mềm hơn để dễ dàng đi qua đường tiêu hóa.
- Chất xơ hòa tan: Có trong cám yến mạch, lúa mạch, các loại hạt, đậu lăng và đậu Hà Lan, trái cây và rau quả. Chất xơ này hấp thụ nước và tạo thành một hỗn hợp giống như gel giúp làm mềm phân của bé.
Các nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy tác dụng của chất xơ không hòa tan trong điều trị táo bón ở trẻ. Đồng thời, chất xơ này lại có thể khiến bé mắc phải các vấn đề về ruột, gây khó đi vệ sinh hơn. Một số chất xơ hòa tan lên men cũng có thể không hiệu quả trong điều trị táo bón, vì đôi khi chất xơ này còn được lên men bởi loại vi khuẩn trong ruột và làm mất khả năng giữ nước.
Để trị táo bón ở trẻ, bạn hãy chọn bổ sung chất xơ không lên men vào chế độ ăn uống hàng ngày của bé.
4. Cách trị táo bón cho trẻ nhỏ bằng việc bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn có thể giúp hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ hiệu quả. Nếu bé gặp vấn đề về đi tiêu, đôi lúc nguyên do đến từ sự mất cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Do vậy, bạn có thể cho bé bổ sung lợi khuẩn từ những thực phẩm giàu lợi khuẩn, chẳng hạn như sữa chua…
5. Mận khô cần thiết cho trẻ không đi ngoài được
Mận và nước ép mận thường được biết đến như là phương thuốc tự nhiên để trị táo bón. Ngoài chất xơ, mận còn chứa sorbitol nhuận tràng tự nhiên. Thêm vào đó, các nhà khoa học đã nhận định rằng mận khô mang lại tác dụng hiệu quả hơn chất xơ.
Nếu bé yêu bị táo bón, mận khô có thể là giải pháp tự nhiên dễ dàng nhất, bạn chỉ cần cho con dùng khoảng 50g (tương đương gần 7 trái mận) hai lần một ngày.
6. Cho bé vận động nhiều hơn là cách trị táo bón cho trẻ
Tuy nghe qua có vẻ khó tin nhưng việc vận động đều đặn có thể giúp hỗ trợ trị táo bón ở trẻ , cũng như làm giảm các triệu chứng. Do trong lúc này, ruột của bé có cơ hội được chuyển động. Vì vậy, bạn hãy khuyến khích con vui đùa từ 30 – 60 phút mỗi ngày nhé.
7. Trị táo bón cho trẻ bằng cách thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn
Khuyến khích con bạn sử dụng phòng vệ sinh vào những thời điểm thường xuyên trong ngày, đặc biệt là sau bữa ăn và bất cứ khi nào bé cảm thấy muốn đi. Hãy để bé tập ngồi ít nhất 10 phút/lần. Đặt một chiếc ghế đẩu nhỏ dưới chân con bởi tư thế này sẽ hỗ trợ phân đi ra dễ dàng hơn.
Riêng đối với trẻ nhỏ, bạn có thể tạo cho bé thói quen đi vệ sinh bằng cách nói: “Đến giờ đi vệ sinh rồi” thay vì hỏi bé có muốn đi vệ sinh hay không.
8. Sử dụng thuốc làm mềm phân
Thuốc làm mềm phân được nhận định là an toàn cho trẻ nhưng bạn nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hai sai lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ mắc phải khi cho con uống thuốc làm mềm phân để trị táo bón ở trẻ là dùng không đủ liều hoặc dừng thuốc quá sớm.
9. Bé bị táo bón phải làm sao? Mát xa bụng cho bé
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ có thể mát xa bụng cho bé theo các bước sau để giúp bé hạn chế bị táo bón:
- Bước 1: Làm ấm bàn tay của bạn bằng cách chà xát vào nhau, sau đó dùng dầu mát xa an toàn cho trẻ nhỏ và nhỏ vài giọt vào lòng bàn tay
- Bước 2: Đặt bé nằm ngửa, sử dụng đầu ngón tay, từ từ ấn nhẹ lên bụng bé tạo thành hình chữ U ngược, bắt đầu từ phía dưới bên trái di chuyển lên trên, kéo ngang qua trên rốn, sau đó di chuyển xuống dưới.
- Bước 3: Lặp lại thao tác này từ 10 – 15 lần, 2 – 3 lần/ngày.
Ngoài cách mát xa cho bé bị táo bón này, bạn có thể đặt con nằm ngửa, nắm 2 chân bé và tạo thành động tác đạp xe. Cách làm này cũng giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón đi tiêu tốt hơn.
Một số gợi ý trong bài viết sẽ phù hợp để hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em không đi ngoài được ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn và mẹ lo lắng không biết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón nặng phải làm sao, cách tốt nhất là bạn nên đưa con đi khám. Đồng thời, hãy tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để giúp con nhanh khỏi hơn nhé!
Một số gợi ý trong bài viết sẽ phù hợp để hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em không đi ngoài được ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn và mẹ lo lắng không biết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón nặng phải làm sao, cách tốt nhất là bạn nên đưa con đi khám. Đồng thời, hãy tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để giúp con nhanh khỏi hơn nhé!