backup og meta

Điểm mặt 3 nguyên nhân hở hàm ếch ở trẻ em và 7 yếu tố nguy cơ

Điểm mặt 3 nguyên nhân hở hàm ếch ở trẻ em và 7 yếu tố nguy cơ

Sứt môi và hở hàm ếch là dị tật xảy ra khi môi hoặc miệng của em bé không hình thành đúng cách trong thai kỳ. Vậy, nguyên nhân hở hàm ếch và sứt môi là gì? 

Vòm miệng của thai nhi hình thành từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 9 của thai kỳ. Hở hàm ếch là vết nứt hoặc khe hở trên vòm miệng hình thành trong quá trình phát triển của bào thai. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những nguyên nhân hở hàm ếch thông qua bài viết dưới đây nhé!

3 nguyên nhân hở hàm ếch

Sứt môi và hở hàm ếch là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Cho đến nay, nguyên nhân gây dị tật sứt môi hở hàm ếch vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng hầu hết các trường hợp sứt môi và hở hàm ếch là do sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường. Mặc dù vậy, ở nhiều trẻ sơ sinh, nguyên nhân bị hở hàm ếch vẫn chưa được phát hiện. 

Tóm lại, sứt môi, hở hàm ếch thường xảy ra nhất dưới dạng dị tật bẩm sinh riêng lẻ nhưng cũng có liên quan đến nhiều tình trạng hoặc hội chứng di truyền. Dưới đây là một số nguyên nhân hở hàm ếch phổ biến:

1. Di truyền là nguyên nhân chủ yếu gây hở hàm ếch

nguyên nhân hở hàm ếch: gene di truyền

Mặc dù nguyên nhân hở hàm ếch, sứt môi vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng có một số bằng chứng cho thấy gene di truyền là một trong những “điều kiện cần” khiến trẻ sinh ra bị hở hàm ếch. Nghĩa là, người mẹ hoặc người cha đã bị sứt môi hoặc hở hàm ếch có thể sẽ truyền gene gây hở hàm ếch sang cho con. Mặc dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc nếu cha mẹ bị sứt môi, hở hàm ếch thì con chắc chắn phải trải qua tình trạng tương tự.

Nghiên cứu bổ sung cũng cho rằng sự kết hợp của các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường ảnh hưởng đến người mẹ khi mang thai có thể là nguyên nhân khiến thai nhi bị hở hàm ếch. Nghĩa là, trong một số trường hợp, thai nhi thừa hưởng một gene khiến bé có nhiều nguy cơ bị hở hàm ếch hơn, và sau đó dưới sự tác động của một tác nhân môi trường lên người mẹ trong quá trình mang thai, trẻ sinh ra thật sự mắc dị tật sứt môi, hở hàm ếch.

2. Nguyên nhân gây ra tật hở hàm ếch là do người mẹ dùng thuốc khi mang thai

nguyên nhân hở hàm ếch: dùng thuốc khi mang thai

Một nguyên nhân sứt môi hở hàm ếch khác có thể kể đến là một số loại thuốc được sử dụng trong thai kỳ. Các chuyên gia y tế cho rằng, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ sử dụng một số loại thuốc sau có nguy cơ sinh con bị sứt môi, hở hàm ếch cao hơn:

  • Thuốc điều trị chứng động kinh như topiramate hoặc axit valproic
  • Thuốc viên steroid
  • Thuốc điều trị mụn trứng cá như Accutane®
  • Methotrexate – một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị ung thư, viêm khớp và bệnh vẩy nến.

3. Nguyên nhân trẻ bị hở hàm ếch: Ảnh hưởng bởi một số dị tật bẩm sinh

Ngoài những nguyên nhân bé bị hở hàm ếch đã kể trên, trong một số trường hợp, trẻ có thể bị sứt môi, hở hàm ếch do mắc phải các dị tật bẩm sinh như:

  • Hội chứng DiGeorge
  • Hội chứng Pierre Robin

Lời khuyên dành cho bạn:


Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây ra sứt môi, hở hàm ếch, hãy đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn và xét nghiệm di truyền.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ sứt môi, hở hàm ếch

nguyên nhân hở hàm ếch: hút thuốc lá

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số yếu tố làm tăng khả năng sinh con bị hở hàm ếch, bao gồm:

  1. Tiền sử bệnh trong gia đình: Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị hở hàm ếch nếu anh chị em ruột hoặc người thân khác bị hở hàm ếch.
  2. Mẹ bầu hút thuốc, dùng chất kích thích trong thai kỳ: Phụ nữ hút thuốc, sử dụng chất kích thích trong khi mang thai có nhiều nguy cơ sinh con bị hở hàm ếch hơn những phụ nữ không hút thuốc.
  3. Thai phụ mắc bệnh tiểu đường: Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường được chẩn đoán trước khi mang thai có nguy cơ sinh con bị sứt môi, hở hàm ếch cao hơn so với những sản phụ không mắc phải căn bệnh này. 
  4. Phụ nữ uống rượu bia khi mang thai: Tình trạng sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh có thể là do mẹ bầu uống rượu trong thai kỳ.
  5. Sản phụ bị béo phì: Có một số bằng chứng cho thấy trẻ sinh ra bởi mẹ bầu bị béo phì có thể tăng nguy cơ bị sứt môi và hở hàm ếch.
  6. Mẹ bầu bị thiếu chất: Tình trạng thiếu axit folic khi mang thai của mẹ bầu có thể là nguyên nhân hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh.
  7. Thai phụ bị nhiễm virus khi mang thai: Trẻ có nguy cơ cao bị sứt môi, hở hàm ếch nếu mẹ bầu bị nhiễm một số loại virus trong khi mang thai.

Biến chứng của sứt môi, hở hàm ếch

nguyên nhân hở hàm ếch

Như vậy là bạn đã biết được những nguyên nhân hở hàm ếch, sứt môi ở trẻ em. Trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau, tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của dị tật này.

  • Khó bú sữa: Trong khi hầu hết trẻ sơ sinh bị sứt môi có thể bú mẹ, thì tình trạng hở hàm ếch có thể gây khó khăn cho việc bú vì trẻ không thể ngậm miệng tốt.
  • Gặp các vấn đề về thính giác: Trẻ bị hở hàm ếch đặc biệt có nguy cơ bị tràn dịch tai giữa, tích tụ chất lỏng trong tai và nhiễm trùng tai hơn, do đó có thể ảnh hưởng đến thính giác của trẻ, làm giảm thính lực.
  • Có các vấn đề về sức khỏe răng miệng: Nếu khe hở kéo dài qua nướu trên, sự phát triển của răng có thể bị ảnh hưởng và trẻ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn.
  • Gặp khó khăn về giọng nói: Một trong những chức năng của vòm miệng là để hình thành âm thanh. Do đó, trẻ bị hở hàm ếch có thể gặp phải các vấn đề về giọng nói như giọng nói không rõ ràng hoặc có âm mũi khi nói chuyện.
  • Gặp vấn đề về tâm lý: Trẻ em bị hở hàm ếch có thể cảm thấy tự ti, căng thẳng hơn khi có sự khác biệt về ngoại hình.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những nguyên nhân hở hàm ếch, cũng như hiểu được các yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ mắc phải dị tật này, từ đó có kế hoạch phòng ngừa phù hợp.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Facts about Cleft Lip and Cleft Palate | CDC https://www.cdc.gov/ncbddd/birthdefects/cleftlip.html#:~:text=Cleft%20lip%20and%20cleft%20palate%20are%20thought%20to%20be%20caused,medications%20she%20uses%20during%20pregnancy Ngày truy cập: 06/03/2023

Cleft lip and cleft palate – Symptoms and causes – Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cleft-palate/symptoms-causes/syc-20370985

Cleft lip and palate – NHS https://www.nhs.uk/conditions/cleft-lip-and-palate/ Ngày truy cập: 06/03/2023

Cleft Lip and Cleft Palate: Causes, Diagnosis & Treatment https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10947-cleft-lip-cleft-palate Ngày truy cập: 06/03/2023

Cleft Lip and Palate | Johns Hopkins Medicine https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/cleft-lip-and-palate Ngày truy cập: 06/03/2023

Cleft palate and cleft lip – Better Health Channel https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/ConditionsAndTreatments/cleft-palate-and-cleft-lip Ngày truy cập: 06/03/2023

Cleft Palate With Cleft Lip (for Parents) – Nemours KidsHealth https://kidshealth.org/en/parents/cleft-palate-cleft-lip.html Ngày truy cập: 06/03/2023

Phiên bản hiện tại

11/05/2023

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 11/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo